Trong
pháp thoại, thầy đề cập đến bài kinh số 2 “Tất cả lậu hoặc" thuộc Trung Bộ
Kinh I.
Thầy giải thích: Lậu là tiết ra, chảy ra; hoặc là
phiền não. Lậu hoặc là những chất thải dơ bẩn, cấu uế của tâm thức tiết ra;
trong thân thể chúng ta cũng vậy, những chất bẩn từ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân
chảy ra ... tâm cũng thế, những cáu bẩn của tâm tiết ra là các phiền não căn
bản tham, sân, si ... Thân bẩn thì dung kem,
xà bông
làm sạch, còn tâm bẩn thì phải dùng giáo pháp để tẩy
trừ.
Một người thân không làm điều tốt tâm không nghĩ điều
lành, miệng không biết nói lời ái ngữ, chỉ gây chia rẻ, khổ đau cho người khác
là người đang tâm tiết ra những độc tố. Một người với thăm, sân khởi lên làm
tâm trí mê mờ... thì lậu hoặc cũng đang tiết ra. Người như vậy rất khổ sở, sống bấp bênh, lo âu, hồi
hộp. Muốn cho tâm đẹp, tươi sáng thì con đường duy nhất cần học pháp để hành
trì. Pháp Phật dạy cho người thấy, dạy cho người biết; chứ không dạy cho người không thấy, không
biết. Như thế nào là thấy; như thế nào là biết?
Tôi thấy màu xanh, vàng, đỏ , trắng... đó là thấy; nhìn màu xanh của lá cây, màu đỏ của hoa hồng, màu trắng tôi biết hoa lài ... rõ biết như vậy. Đó là thấy và biết. Đó là dành cho người thấy và biết. Nhìn sợi dây ta tưởng là con rắn đó là không thấy không biết. Cái thấy của hiện thực cuộc sống là thấy biết như vậy. Con cái thấy để tu tập là thấy Như lý tác ý và Không như lý tác ý.
Như lý tác ý là nhìn sự vật hiện tượng như thế nào ta
thấy được bản chất nó đúng như vậy. Không như lý tác ý là nhìn sự vật hiện
tượng không thấy được bản chất nó đúng như vậy rồi suy diễn, ta phê bình, phán
xét nọ kia.
Người sống như lý tác ý thì những phiền não chưa sanh
khởi sẽ không sanh khởi, những phiền não sanh khởi sẽ đoạn trừ. Còn người sống
không như lý tác ý thì những sanh khởi chưa sanh khởi sẽ sanh khởi, những phiền
não sanh khởi sẽ phát triển.
Đức Phật dạy là thấy, biết, rồi mới tin; đừng nghe lời
đồn đón mà vội tin, rồi vội kết luận. Chúng ta hay tin trước khi thấy và biết.
Hãy đến với đạo Phật, thấy và hiểu đạo rồi thì phát khởi niềm tin vững chãi,
bất động. Chưa hiểu đạo mà đã vội tin thì niềm tin đó dễ bị lung lay, niềm tin
nhạt nhoà.
Có một Bà La Môn thấy Đức Phât sắc thân thù diệu nên hỏi:
Thưa Ngài ! Ngài từ đâu đến, Ngài có phải là vị thần? Ngài có phải là Ông trời
không? Ngài có phải là Ông tiên?
Này Bà la môn - Đức Phật trả lời- ta không phải là thần, là trời, là tiên. Ta là Người tỉnh thức giữa cuộc đời. Hiểu đúng Đức Phật là phải hiểu Ngài là đấng Giác ngộ tỉnh thức giữa cuộc đời này. Nhìn nhận Phật như thượng đế, ông trời, ông tiên đều không đúng. Hiểu đúng Đức Phật rồi mới tin Phật đó là chánh tín. Còn tin Phật mà không hiểu Phật là phỉ báng Phật.
Mỗi phật tử hãy chiêm nghiệm, sống như lý tác ý để
nhìn nhận đúng đắn về bản chất của sự thật, thực tập sống vô tư,nhẹ nhàng, đừng
suy diễn, phê phán, chỉ trích, nhìn sao thấy vậy, nhìn sự vật đúng như nó
đang là,
nhìn với tâm thiện lành thì phiền não phát sinh sẽ đoạn diệt, phiền não chưa
phát sinh sẽ không phát sinh. Nếu chúng ta nhìn sai sự thật thì rắc rối
phiền não khởi lên, phiền não chưa sanh khởi sẽ sanh khởi, phiền não đã sanh
khởi thì pháp triển thêm.
Ba độc tố tham, sân, si là ba căn bản phiền não gây
khổ đau cho người.
Tham ở đây là khát ái, tìm cầu dục lạc, khát khao dục
lạc, chấp thân này là có, thân này là ta, thân này là tự ngã của ta nên tham
đắm chặp chặt. Tham phần thô chỉ biểu hiện ra bên ngoài nhưng cái tham vi tế
tìm ẩn bên trong, có sẵn trong mỗi chúng ta là cái tham khó đoạn trừ.
Khi tham không đạt được thì sân khởi lên. Sân hận, bực tức là mặt trái của tham là phần thô của sân. Người đệ tử Phật phải thận trọng tối đa tâm ý của mình, khi không kiểm soát, làm chủ chính mình, chỉ cần một cái sân khởi lên là đang gây lỗi lầm với mọi người xung quanh. Tác hại của sân giận nguy hiểm như độc tố của con rắn tiết ra làm tê liệt trí tuệ. Người sân giận dễ mang nhiều chứng bệnh về nội tạng, trí tuệ, sức khoẻ; càng nhiều sân giận thì càng mất trí tuệ, đạo đức. Độc tố thứ ba là si, mê mờ, không có trí tuệ , không hiểu chánh pháp, cứ cho mình hiểu đúng, hành xử đúng nhưng thực tế mình đang sống trong lầm lạc và hành xử vô minh. Cái khôn ngoan thắng thua, thành bại, được mất đều là cái khôn ngoan của vô minh, không phải tuệ giác của bậc thánh.
Bảy giải pháp để đoạn trừ lậu hoặc Đức Phật nêu ra là: tri
kiến, sự phòng hộ sáu căn, sự thọ dụng, do kham nhẫn, do tránh né, do trừ diệt
trong tâm thức, do tu tập bảy giác chi mà đoạn trừ.
Cần
chiêm nghiệm các lậu hoặc trong tâm rồi tuỳ theo cách mà ứng dụng để gột rủa
thân, khẩu, ý cho thanh tịnh thực tập như vậy mình sẽ đoạn trừ được hết lậu
hoặc sống an nhiên thảnh thơi.
Tin: Quảng Thức, Ảnh: Trung Long.
Tin Tức Liên Quan
- Thầy Trí Chơn chứng minh lễ đốt nến tri ân và ban pháp thoại tại chùa Bảo Lâm - Đồng Nai (19/07/2019 2:29)
- Pháp thoại: “Gia bảo của người tu” tại trường hạ Long Thạnh (19/07/2019 8:12)
- Pháp thoại “Con đường chỉ một mình ta đi” tại trường hạ Vĩnh Phước (19/07/2019 6:21)
- Pháp thoại tại trường hạ Quảng Đức: “Vượt thác sinh tử” (18/07/2019 10:58)
- Đoàn chư Ni và Phật tử chùa Phổ Quang, Q.12 cúng dường hội hạ (29/06/2019 10:59)
- Lãnh đạo ICDV, đại biểu quốc tế nói gì về Đại lễ Vesak 2019? (19/06/2019 6:31)
- Chương trình "Ánh Sáng Phật Pháp" – kỳ 66 (11/06/2019 4:09)
- Tăng thân Tu viện Khánh An cúng dường trường hạ ( 2/06/2019 11:37)
- Đoàn Phật Tử Hoằng Pháp Diễu Hành Xe Đạp Về Khánh An! (20/05/2019 5:29)
- Trang nghiêm Đại lễ Phật đản tại Việt Nam Quốc Tự (20/05/2019 4:36)