Pháp thoại “Thong dong về chốn cũ” tại niệm Phật đường Phổ Quang, Nevada - Hoa Kỳ.

25/09/2019 8:54
Những ngày cuối cùng trong chuỗi hành trình hoằng pháp tại Hoa Kỳ, trong 2 ngày 17 - 18/09/2019 Thầy Trí Chơn đã đến tiểu bang Nevada và trở về với niệm Phật đường Phổ Quang để có mặt cùng quý Phật tử. Tại đây, thầy đã có hai thời pháp thoại ấm cúng đạo tình gửi đến hội chúng.

Trở về Phổ Quang, hai từ “Trở về” là cảm hứng phát khởi nguồn pháp chân tình mà thầy muốn truyền tải trong buổi chia sẽ Phật pháp.

Thầy nói là đồng bào người Việt, vậy nên chúng ta có chung một góc rễ để trở về đó là quê hương Việt Nam và ta cũng có chung một nơi để trở về nữa đó là đất Mỹ. Trở về Việt Nam là về với góc rễ, nơi chôn nhau cắt rốn; với thân bằng quyến thuộc. Còn về với đất Mỹ, nghĩa là ta trở về với nơi mà ta sinh sống, ta trú ngụ; về với cộng đồng  Việt Nam, về với trái tim và với căn nhà - mái ấm tình thương -  trên mãnh đất Hoa Kỳ. Ngoài tình đồng hương ra, chúng ta còn có chung một cái tình nữa đó là tình bạn đạo. Thế cho nên gốc rễ tâm linh sẽ bao trùm cả cội nguồn huyết thống trong ta, để thấy được rằng cho dù ta có muôn trùng khác biệt về nếp sống nhưng khi về với Phật thì tất cả đều là một nhà, con  của đấng từ phụ Thích Ca. Cái quay về đó vừa mang ý nghĩ thế gian, nhưng đồng thời cũng mang ý nghĩa xuất thế gian. Ta có thể hình dung, hình ảnh của Đức Phật với nhãn quan của một bật xuất thế rằng không có sự phân biệt chủ thể đối tượng, không có sự cách biệt giữa bên này và bên kia. Như vậy để thấy, người học Phật khi đã hiểu cho thật kỹ rồi ta sẽ nhận chân ra một điều là nơi ta đến với chân lý giải thoát giác ngộ đó là chốn đi về. 

Chúng ta là những kẻ còn trôi lăng trong sáu nẻo luân hồi, tuy chí nguyện của chúng ta là muốn quay về với uyên nguyên thanh tịnh, về với bản thể của quê hương nhưng tâm còn tham ái, tình còn luyến lưu chưa dứt bỏ được. Quá trình tu tập của ta không có gì khác hơn là quay về với quê hương đích thực mà nơi đó có Phật, có chư Bồ Tát, có hiền thánh Tăng, có giáo pháp, có sự giải thoát giác ngộ từ trong trái tim mình. Lối ra tùy thuộc dường vào nội tâm, nội tâm mình là một chốn để đi về, đó là quê hương đích thực để ta chạm được với đức Thế Tôn và sống được với giáo pháp của người. Muốn tiếp xúc với Phật, muốn tiếp xúc với Pháp, với Tăng, ta cần phải giữ tâm tĩnh lặng. Muốn tâm tĩnh lặng ta phải biết dừng lại, đừng tìm kiếm nữa, đừng đi nữa, đừng hối hả nữa, đừng vội vàng hốt hoảng, đừng sầu muộn lo âu... Hãy tìm Phật ngay trong trái tim mình.


Nhịp đời trong hơi thở

Sống chết có nhau là

Thong dong về chốn cũ

Cười với bóng chiều xa 

 (HT. Thích Nguyên Hạnh)

Dòng đời thắm thoát trôi qua, hãy hỏi khi vô thường đến tự thân ta đã tích lũy được gì để dâng cúng Phật? Nếu như đức Phật là đấng cha lành thì lễ phẫm hòa hợp, giới luật nghiêm minh, cái tình huynh đệ mà những người con dâng cúng ngài là vô giá. Nhịp đời trong hơi thở - Sống chết có nhau là; “đời” là lẽ sống, “đời” là cộng đồng, tập thể, là biểu hiện tất cả sự có mặt của chúng ta. Tất cả chúng ta cùng một hơi thở, cùng chung sự sống, cùng chung niềm vui, nỗi buồn. Thấy như vậy là ta đã thấy được tính tương duyên của vạn Pháp. Thong dong về chốn cũ - Cười với bóng chiều xa; khi nào tâm hồn ta đủ thư thái nhẹ nhàng thì bước chân ta sẽ nhẹ nhàng thong dong, ta sẽ có được niềm thảnh thơi hạnh phúc. Nhánh sáng của trí tuệ chiếu soi mà ta biết mĩm cười trước những khó khăn, lẽ thật của cuộc đời. Lẽ thật mà thường tất cả chúng ta đều trốn chạy và sợ hãi đó là lẽ thật về vô thường, về già bệnh chết. Người học Phật ta cần phải học mĩm cười với bóng chiều xa, cần phải thấy được cái đẹp của hoàng hôn cũng như khi ta ngắm bình minh đang ló dạng. Hãy thấy được cái đẹp trong lẽ tử sinh, hãy thấy được cái sống ở ngay trong cái chết đang hiện hữu quanh mình.

Trong niềm hoan hỉ cầu pháp, cuối giờ thầy đã hướng dẫn đại chúng đọc bài quán nguyện “Nhận diện và quán chiếu hạt giống sợ hãi”.

Tâm Minh Tu

 


Tin Tức Liên Quan