Khoá Tu “Có Mặt Cho Nhau” Lần Thứ 20, Giao Lưu Với Sư Geshe Jamyang

30/04/2018 4:43
Đêm ngày 28/04/2018, hơn 200 hành giả khóa tu “Có Mặt Cho Nhau” lần thứ 20 đã về dự tu tại Tu viện. Sau giờ thiền tọa và tụng kinh, hội chúng được giao lưu với Sư Geshe Jamyang đến từ Ấn Khoá Tu “Có Mặt Cho Nhau” Lần Thứ 20, Giao Lưu Với Sư Geshe Jamyang

IMG 7156

Xuyên suốt buổi giao lưu, Sư chia sẻ khái quát về các truyền thống giáo lý Phật Giáo được truyền thừa, trong đó có truyền thống Kim Cương thừa vốn đã được Tây Tạng hành trì và gìn giữ hơn ngàn năm qua.

Đầu buổi pháp thoại, Sư có đôi lời chia sẻ cởi mở về bản thân, theo đó, Sư sinh ra tại Tây Tạng – cao nguyên xứ tuyết – với một dân tộc kính sùng Đạo Phật và có một đức tin mãnh liệt vào giáo pháp. Rời Tây Tạng năm 15 tuổi để đến Ấn Độ, đến nay Sư đã có hơn 20 năm học hỏi và hành trì giáo pháp, cảm nhận sự thâm diệu vi diệu của pháp, giúp Sư hiểu rõ thực tại “vạn pháp giai không”, nhờ vậy Sư có được cuộc sống bình an trước biến thiên của hiện tượng giới. Sư cũng đưa ra quan kiến rằng, vũ trụ là sự tương quan, tương duyên về các điều kiện mà hình thành.

IMG 7162

IMG 7157IMG 7161

Sư cũng chia sẻ con đường tu học Phật pháp chính là phát triển lòng từ bi, thực tập hạnh xả ly ngang qua thiền tập - thiền chỉ và thiền quán. Thiền chỉ là tập trung tâm ý vào một điểm, một đề mục nhằm đạt tới định tâm và cảm giác an lạc trong thiền định. Thiền quán là tập trung phân tích để hiểu rõ thực tại của vạn pháp, của tánh không để thể nhập niết bàn. Muốn vậy thiền quán phải được dựa trên năng lực của thiền định hỗ trợ. Sư cũng lưu ý, có một số trường hợp, hành giả hành thiền chỉ với mục đích là có được an lạc trong hiện đời mà không lo tới cho các kiếp tái sinh trong tương lai, hoặc không có chủ tâm hướng đến giải thoát niết bàn. Đối với những trường hợp đó, họ chỉ muốn thiền tập để thư giản, để mong có cảm giác an lạc. Sư nói, như vậy cũng có lợi ích, song không phải là thực tập thiền định đích thực. Sư nhấn mạnh, nếu chúng ta ý thức được chúng ta chưa giải thoát sanh tử thì công việc cần nhất của chúng ta là tu tập để có tư lương tốt đẹp cho đời sống tái sinh trong tương lai, đó là vấn đề quan trọng. Sư kết luận, thiền định chỉ với mục đích để có an lạc trong hiện đời thì chưa phải là thực sự hành giáo pháp mà phải hướng đến giác ngộ mới là mục tiêu tối hậu của việc hành giáo pháp.

Cuối pháp thoại, Sư bày tỏ sự cảm mến đến Tăng Ni, Phật tử Việt Nam, nơi đã có một truyền thống tu tập phong phú và sâu sắc, đậm bản sắc riêng.

IMG 7158IMG 7160

IMG 7163

IMG 7164

Trung Pháp – Trung Nhân

Tin Tức Liên Quan