Pháp thoại “Hạnh phúc vẫy gọi ta” trong khoá tu Sống Tỉnh Thức 35

18/03/2019 7:48
Sáng ngày 17/3/2019 (nhằm 12/2/ Kỷ Hợi), Khoá tu Sống tỉnh thức lần thứ 35 đã được tổ chức với gần 600 quý hành giả về tham dự. Sau khi đi thiền hành và thời khoá ôn tụng Năm Giới Quí Báu, các hành giả đã tề tựu trang nghiêm nơi Pháp đường Chánh Niệm cùng nhau nghe những lời pháp nhũ quý báu từ Thầy Viện chủ với chủ đề “Hạnh phúc vẫy gọi ta”.

Trong thời pháp này, thầy đã chia sẻ về những ô nhiễm của ngoại cảnh khiến tâm con người sầu khổ, lo lắng. Tâm thanh tịnh sẽ tạo ra cảnh giới thanh tịnh. Ta đang có mặt nơi đây nếu thân, khẩu và ý thanh tịnh thì ngay lúc ấy ta sẽ thấm nhuần giáo pháp. Thế nhưng vì sao ta không giữ được tâm an lạc, bình yên mỗi ngày?

Hằng ngày ta phải tiếp xúc với rất nhiều bụi bặm, tiếng ồn khiến thân thể mệt mỏi. Nhưng tiếng ồn huyên náo nhất chính là tiếng ồn ngay trong tâm thức ta. Đây là tiếng ồn khó giải quyết nhất. Đôi khi ta không đón nhận được hạnh phúc khi ngồi giữa không gian yên ắng, ta lại lo, ta lại sợ, cô đơn, trống vắng, hụt hẫng như bị mất đi một cái gì đó bởi ta đã quá quen với việc giao tiếp nơi chốn đông đúc, lấy tiếng ồn của thế gian làm người bạn của chính bản thân mình để vơi bớt nỗi buồn nơi tâm.

 

32

34

42

 

Ta luôn tìm kiếm hạnh phúc, sự bình an ở khắp mọi nơi trên thế gian nhưng hãy một lần chiêm nghiệm cuộc sống của mình, cả một đời ta đầu tư cho tiện nghi vật chất, tình cảm, mối quan hệ nhưng những thứ đó có mang lại hạnh phúc cho ta không hay chỉ là những hụt hẫng, những đau khổ. Chính cái mà ta mưu cầu hạnh phúc đã làm ta mất đi tự do, làm cho tâm tư ta luôn vọng động. Điều đó khiến cho bản thân chưa bao giờ đạt được hạnh phúc. Nhưng chỉ cần ta lắng lòng xuống, giữ tâm yên tĩnh thì ta ngộ ra rằng hạnh phúc đang chào đón ta, vẫy gọi ta, vẫn đợi chờ ta phía trước, như thế ta mới tiếp xúc được thiên nhiên tuyệt vời xung quanh, hoa đang cười, chim đang hót và thông đang reo.

Chúng ta thường hay than vãn tại sao mình không tìm thấy được sự bình an? Thầy dạy rằng, muốn chạm được hạnh phúc, muốn đạt được ngưỡng cửa của sự bình an, hãy lắng nghe vạn vật bằng âm thanh vô thanh, đó là thứ âm thanh màu nhiệm, thứ âm thanh phải được nghe bằng tâm thức lắng dịu, trong sáng thì khi ấy hạnh phúc và bình an tự khắc sẽ mỉm cười với ta.

Trong tất cả ngôn ngữ, vô ngôn là ngôn ngữ tuyệt diệu nhất, trong tất cả âm thanh, vô thanh mới là âm thanh tuyệt diệu nhất, vô ngôn, vô thanh, vô sắc tướng. Và cũng chính nhờ vô ngôn mà Đức Phật chạm được chân lý trong vũ trụ này.

 

41

45

 

Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, phẩm Phổ Môn, Đức Phật đã từng dạy rằng, có năm loại âm thanh

Thứ nhất là Diệu âm. Đó chính là những âm thanh dịu hiền, mầu nhiệm. Âm thanh này, đòi hỏi con người phải có tâm tĩnh lặng, rỗng rang. Khi ấy mới cảm nhận được tiếng chim hót, tiếng gió thoảng, tiếng thông reo, và cả nụ cười trẻ thơ, hãy lắng lòng thật sâu để cảm nhận diệu âm của cuộc đời bởi ta luôn chạy theo bên ngoài, chối từ hạnh phúc, bình an nên ta không cảm nhận được các âm thanh tuyệt vời đó. Cánh tùng phất phơ, tiếng chim hót ríu rít trên cành, những âm sắc đó mới dễ thương, đáng yêu làm sao, hãy lắng lòng xuống để cảm nhận những âm thanh màu nhiệm của vũ trụ đất trời.

Thứ hai, Quán Thế Âm. Thế là cuộc đời, Quán là lắng nghe, quán chiếu. Quán Thế Âm là lắng nghe âm thanh của thế gian, nghe mà không định kiến, không vướng mắc, không phân biệt, không thành kiến, không phán xét, không phản ứng; nghe bằng tất cả sự chú tâm. Hãy giữ tâm thanh tịnh thì những cái khó nghe cũng trở thành dễ nghe, những thứ chướng tai gai mắt sẽ trở nên thành sự cảm thông. Ta không chỉ nghe từ những người thân xung quanh mà còn lắng lòng để nghe trong từng tế bào, mạch máu, trong chính trái tim của bản thân mình.

Thứ ba: Phạm âm đó là tiếng nói của sự linh thiêng, ta chỉ thực sự nghe âm thanh này khi tâm ta lắng xuống và không còn sự tồn tại của phiền não. Đó là tiếng nói của thanh tịnh và sự sáng tạo.

Thứ tư là thắng bỉ thế gian âm – âm thanh siêu việt vượt thoát các âm thanh thế gian. Đó là âm thanh của vô thường, âm thanh của duyên sinh, âm thanh của Bốn chân lý màu nhiệm, âm thanh của Thánh đạo tám nhành,… Làm thế nào để thấy được bông hoa sớm nở tối tàn, đây là âm thanh của một bài pháp vô thường mà ta đã từng nghe, đây là âm thanh vượt thoát tất cả mọi âm thanh của cõi đời.

Thứ năm là Hải triều âm - là âm thanh của Đức Thế Tôn. Âm thanh của biển.

1. Biển xuôi dần dần, xuôi từ từ, từ cạn đến sâu. Cũng như vậy, giáo pháp của Đức Thế Tôn cũng chia thành những cấp bậc dạy cho chúng sanh từ thấp đến cao, từ gần đến xa, những người sơ cơ, học từ những giáo lý căn bản, những người đã thực tập thuần thục thì nâng những bài giáo pháp cao hơn

2. Biển không giống như sông phải di chuyển hàng trăm hàng nghìn cây số, biển muôn đời vẫn đứng một chỗ. Chân lý của Như Lai cũng như thế, chân lý ấy bất động, dù ở bất kì hoàn cảnh nào.

3. Biển cả không bao giờ dung chứa tử thi, rác rưởi. Giáo pháp của Như Lai thanh tịnh và thuần khiết cũng không dung chứa những người vi phạm giới luật. Giáo pháp ấy chứa đựng biết bao nhiêu giai cấp, bao nhiêu thành phần, thế nhưng đến với Đức Thế Tôn chỉ có một giai cấp là tăng đoàn nếu tâm thanh tịnh và biết giữ vững giới pháp.

4. Phàm có con sông lớn nào như sông Hồng, sông Ấn, sông Hằng,… Trăm sông ngàn sông khi đổ về biển lớn, chúng đều bỏ quên tên tuổi của mình để hoà nhập với cái đại đồng. Con người dù sống ở giai cấp nào khi vào Tăng Đoàn Đức Thế Tôn thì chỉ còn một đoàn thể thanh tịnh Tăng cách duy nhất, đó là về gia cấp xuất gia, giai cấp tu sĩ. 

5. Dù cho trăm, nghìn sông chảy vào biển nhưng không vì vậy mà nước vơi đầy. Chúng hội của Đức Thế Tôn dù bất cứ ai bất cứ ở đâu, sống ở cảnh giới nào thì đều có thể gia nhập tăng đoàn mà không bị hạn chế.

6. Ở trong lòng của biển cả có vô số của quý. Những chất liệu mà Như Lai chứng đắc và thuyết giảng là những chất liệu quý mà nhân loại nên nắm vững và duy trì.

7. Biển cả bao la nhưng chỉ có vị duy nhất là vị mặn. Giáo pháp của Như Lai cũng giống như biển duy chỉ có một vị là giải thoát.

8. Biển cả là nơi trú xứ của các loài thuỷ tộc rất lớn. Trong giáo pháp của Đức Như Lai có các bậc thánh có mặt, những vị chứng sơ thiền, nhị thiền, tứ thiền, A La Hán, Bồ Tát, cảnh giới của Như Lai là cảnh giới của những con người thánh thiện, là cảnh giới của các bậc đại nhân.

 

50

52

 

Pháp thoại khép lại trong niềm hoan hỷ của chư hành giả dự tu.

Sau thời Pháp thoại, đại chúng dùng cơm trưa trong chánh niệm do thầy Trung Bằng hướng dẫn, và sau đó là thiền buông thư được hướng dẫn bởi thầy Quảng Thức.

Lệ Ánh, Trung Long

Một số hình ảnh ghi nhận trong khóa tu 

 1

2

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

33

35

36

37

38

39

40

43

44

45

47

59

60

49

51

53

54

55

56

57

58

 

Tin Tức Liên Quan