Ơn Thầy

1/05/2022 3:05
Tháng tư về, bao người nao nức đón chào mùa Khánh đản trong không khí hân hoan. Riêng con, có chút gì đó man mác buồn... Hôm nay con hướng về Thầy trong niềm kính nhớ! Nỗi nhớ cứ thôi thúc phải thốt nên lời: “Thầy ơi! Con nhớ thầy quá!”.

       Con nhớ những ngày tháng được ở bên Thầy, những khoảnh khắc thật khó quên, được thầy dìu dắt con đi trên con đường đạo. Ngày đó, lúc sắp ra trường thầy hỏi con: “Có muốn làm việc tại Tổ In Ấn không?”. Mặc dù con học ngành Bưu chính viễn thông nhưng được thầy chiếu cố, con nghĩ: gia đình không cho xuất gia nhưng không cấm làm việc cho Giáo hội. Nếu làm việc ở đây hàng ngày sẽ được gặp thầy, có được môi trường tu học tốt sẽ giúp con nuôi dưỡng chí nguyện nên con nhận lời ngay dù kinh nghiệm trình bày kinh sách con chưa biết. Tổ In Ấn là cơ quan trực thuộc Ban Văn hoá Giáo hội TP.HCM do hoà thượng Thích Giác Toàn lúc bấy giờ là Trưởng ban Văn hoá kiêm nhiệm tổ trưởng, thầy Khánh An chuyên trách về nội dung - thiết kế - kĩ thuật, còn thầy làm thủ quĩ. Đây được xem là một trung tâm in ấn, phát hành kinh sách văn hóa phẩm Phật giáo lớn nhất phân phối cả nước. Cũng từ cơ duyên này mà con đã gắn bó cùng thầy với những tháng năm tràn đầy thương yêu. Cũng từ nơi này mà con có được vị thy thứ hai hướng đạo kể từ sau thầy viên tịch. Cũng từ nơi này mà con được kết duyên với anh Lệ Tài làm người bạn đời - người mà gia đình có truyền thống Phật giáo nhiều đời giúp con có cơ hội tiếp cận giáo pháp để nuôi dưỡng đạo tâm.

         Mỗi ngày đi từ Vĩnh Phước đến Tổ in ấn (đặt tại thiền viện Quảng Đức - Văn phòng II trung ương giáo hội) phải qua đường Cộng Hòa và Trường Chinh. Hai trục lộ này lúc bấy giờ đang mở rộng nên đường đi khó khăn lại khói bụi mịt mờ nên trưa  thầy không về Vĩnh Phước mà ở lại Tổ In Ấn. Điều đó cũng có nghĩa là mỗi trưa thầy trò dùng cơm tại đây. Có lần thầy bảo: “Con qua chợ Phú Nhuận mua ít rau về thầy nấu để trưa nay mời thầy Khánh An dùng”. Trên đường đi chợ, con cứ nghĩ chắc thầy có mang theo thức ăn ngon, chỉ mua thêm ít rau để nấu canh. Nghĩ vậy nên thầy bảo sao con mua vậy, không mua gì thêm. Về đến nơi, nồi cơm đã chín. Rau con mua về thầy bảo để đó thầy tự tay nấu, con thì dọn chén bát lên bàn. Khoảng 10 phút sau, “mâm cỗ” được bày lên. Con hỏi thầy: Thầy ơi, còn thức ăn gì nữa không, con hổng thấy món nào hết? Thy cười... chỉ có thế thôi. Không lâu sau thì thầy Khánh An đến, thế là hai thầy cùng sư cô thị giả và con… nhập tiệc. Bữa cơm đơn sơ, chỉ có ít rau, nước tương là món chính. Đậu hũ, cà chua, giá, lá quế gia vị lấy nước rau luộc để làm canh ấy thế mà ngon đến lạ. Con thấy mình có được phước duyên lắm mới được dùng cơm trưa cùng những vị thầy lớn, được nghe những câu chuyện đạo, con ly làm hãnh diện và trân quý vô cùng. Cuối giờ chiều, lúc thầy họp xong, con hỏi thầy cách nấu ăn, món rất đơn sơ mà sao ngon thế. Thầy chỉ nói thì thêm… gia vịtình thương” vào, người chế biến thức ăn cần nhớ điều này. Con chưa hiểu, nghe thầy nói mà cứ tưởng như nửa đùa, nửa thật con li cười cười buông ra tiếng Thầy rõ dài, rồi để đấy quên hẳn đi. Mãi sau này, con mới dần ngộ ra hai chữ “tình thương”  - món gia vị không thể thiếu ở đời.

         Con lại nhớ! Có hôm, Thầy đi làm không có sư cô nào chở đi. Con cảm nhận thầy có nỗi buồn nhưng không dám hỏi. Đến giờ nghỉ trưa chỉ còn hai thầy trò, lân la ngồi bên chân thy con hỏi nhỏ: Thầy ơi! Con thy thầy không vui lắm, thầy nói đi cho vơi những phiền muộn. Thấy thầy trầm ngâm, con nói tiếp: “Hay là mấy cô…làm thầy không vui?”. Như chạm được nỗi niềm, thế là thầy mở lòng như để trút đi phiền muộn. Sau lần đó con mới hiểu được thế nào là “Sáu phép hoà kính”,  thế nào là “Tám Pháp kỉnh tăng”. Sau khi trò chuyện, con không biết thầy có hết buồn không nhưng thy thầy hoan hỷ, con cũng thấy vui. Con mở lời thưa: “Làm bổn sư, làm trụ trì hình như… khổ quá phải không thầy? Thầy gõ nhẹ vào đầu con rồi thầy cười.

 Thầy Vĩnh Phước và thầy Khánh An trong dịp “sinh nhật tập thể” các tiểu Vĩnh Phước năm 2007 


         Thú thật,  con lúc đó suy nghĩ  rất dại dột: “Quý cô làm thầy buồn đi, có con bên thầy để lo cho ạ”. Ngẫm lại mình, chỉ có 2 đứa con lo việc ăn uống, dạy bảo nhiều lúc còn cảm thấy mệt mỏi, chán nản. Còn thầy, chúng điệu tới vài chục, rồi việc chùa, việc Giáo hội, việc tín đồ Phật tử, việc đối ngoại, giao tế … bao nhiêu việc thầy phải gánh vác, thế mà hai chữ “tình thương” kia chúng con nào hiu, chỉ biết so đo tính toán thiệt hơn rồi hờn trách thy thương con chưa đủ”.

         Con lại nhớ! Thy là người quan tâm đến chúng đệ tử tại gia chúng con khi làm việc chung tại Tổ In Ấn. Với người có gia đình kinh tế không ổn thy tạo điều kiện làm thêm việc khác kiếm thêm thu nhập, những người chưa có gia đình sống xa nhà mỗi lần nhận lương Thầy giữ lại một ít Thầy nói: góp gió thành bão” thời gian sau các con sẽ có số vốn. Thầy dặn con phải để ý giúp thầy chú phật tử làm việc chung, chú còn trẻ, ham chơi, bạn bè nhiều lại sống xa gia đình, chẳng may ham chơi quá, lỡ sa vào con đường bất thin thì phí cả cuộc đời. Mặc dù rất ít trò chuyện với người ấy, nhưng được Thầy giao việc con mới thân để rồi cái duyên, cái nợ lại đến.

         Là người sống nội tâm, nhưng khi bên thầy con như được thả hồn bày tỏ. Giờ thì Thầy nhẹ gót vân du, bao nhiêu ước vọng, bao nhiêu thành quả con đạt được, cũng có khi buồn khi vui, con khó chia sẻ cùng ai, thỉnh thoảng chỉ gọi Thầy ơi!” một mình.

         Thêm một lần nữa, mưa Phật đản về tưới mát tâm hồn nhân loại nhưng cũng từ những giọt mưa ấy gợi nỗi u hoài ngày thầy ra đi. Nhanh quá, mười  năm vắng thầy. Xin dâng lên thy tấm lòng tri ân sâu sắc của con, nguyện sống đời thiện lành, thực tập những lời thầy dạy chỉ để xứng danh người đệ tử của Thy - Ni Trưởng Như Hoa  ngát thơm.

 

Diệu Tuyết

Tin Tức Liên Quan