Lễ Hằng thuận trong mùa Vu Lan

10/08/2019 11:18
Sáng 10/8/2019 (nhằm 10/7/ Kỷ Hợi), Tu viện Khánh An dưới sự chứng minh của Thầy Viện chủ, đã trang nghiêm tổ chức Lễ hằng thuận cho đôi vợ chồng trẻ, chú rể: Lê Thành Tuấn (PD: Minh Sang) và cô dâu:Phạm Thị Thuý Hằng cùng với sự chứng kiến của gia đình hai bên, bạn bè thân thích cùng các quý Phật tử. Gia đình hai họ vốn là những Phật tử thuần thành, mộ đạo nên tổ chức lễ hằng thuận tại Tu viện cũng là ước nguyện của đôi bên khi tiến đến hôn nhân.


Tại Phật đường tỉnh thức, sau phần niêm hương lễ Phật và tụng Kinh Phước Đức, Thầy Viện chủ đã có một bài pháp ngắn gọn nhưng súc tích gửi đến đôi bạn trẻ cùng tất cả hội chúng về đạo lý trong tình yêu, hôn nhân và gia đình qua lăng kính trí tuệ của Phật giáo. Thầy nhắc nhở đôi vợ chồng mới, lễ hằng thuận không giống với bất kì một lễ cưới thế tục thông thường, trong nghi thức này, thiêng liêng nhất vẫn là vợ và chồng cùng nhau hiểu rõ những lời dạy của Đức Phật và nhận được sự chứng minh của Tam Bảo dành cho hai tâm hồn. Trên thế giới có biết bao nhiêu người thế nhưng để gặp nhau và đến với nhau thành vợ thành chồng đều do cái duyên từ nhiều đờinhiều kiếp.


Thầy nhắn nhủ năm điều về nghĩa vợ chồng trong hôn nhân.

Thứ nhất, tình yêu chân thật. Vợ chồng đến với nhau bằng trái tim, bằng một tình cảm thiêng liêng chân thành chớ không chỉ là cảm xúc nhất thời, thế nên hai trái tim cần phải cảm thông, thấu hiểu tường tận lẫn nhau. Hãy loại bỏ cái tôi, cái quyền lực ra khỏi đời sống vợ chồng bởi trong hôn nhân mà còn tồn tại cái danh lợi, cái địa vị thì không còn là tình yêu đích thực.

Thứ hai, kính trọng lẫn nhau. Điểm mấu chốt giữa quan hệ vợ chồng chính là sự yêu thương và tôn trọng lẫn nhau, không nên gây cho nhau những tổn thương. Và tất nhiên không chỉ có người vợ cần tôn trọng mà người chồng cũng vậyCó như thế thì gia đình mới êm ấm, hạnh phúc mới bền lâu.

Thứ ba, tin tưởng lẫn nhau. Vợ chồng muốn hạnh phúc lâu dài cần có sự tin tưởng lẫn nhau, không thể cả ngày sống trong sự hoài nghi, đúng hay sai, có thật hay khôngvì khi nghi ngờ khởi lên sẽ xảy ra ngộ nhận. Tất cả mọi buồn – vui, mối quan hệ đều phải chia sẻ bởi khi chữ tin nhạt nhoà thì hạnh phúc cũng vỡ tan.


Thứ tư, nhẫn nhịn, bao dung, chấp thuận lẫn nhau trong mọi vấn đề của cuộc sống. Bởi con người không ai tuyệt đối hoàn toàn, vẫn còn tồn tại những cái tốt và cái chưa tốt, đến với nhaubên cạnh thương cái hay, cái đẹp của người kia thì cần phải mở rộng lòng ra thương luôn cả những cái chưa tốt. “Nhẫn” có hình tròn biểu trưng cho tình yêu tròn trịa, không góc khuất. Hãy nhìn nhận mọi việc bằng một cách tích cực và nếu có sai sót thì cùng nhau sửa đổiĐừng lớn tiếng, đôi co mà phải biết nhẫn nhịnbiết yêu thương nhau, biết kìm chế những lúc xung đột, căng thẳng mà xây dựng một mái ấm bền vững, đầy tình yêu thương.

Thứ năm, đức tính hỷ xảkhông phân biệt, kì thị trong tình yêu. Khi yêu ai, hạnh phúc của người ta là của mình, khó khăn của người ta là của mình, khổ đau của người ta là của mìnhhai người không phải là hai thực thể riêng biệt nữa, hạnh phúc khổ đau không còn là vấn đề cá nhân mà hãy cùng nhau chuyển hoá để làm lớn thêm dung lượng con tim, xây dựng gia đình êm ấm.

Sau đôi lời nhắn nhủ, Thầy chủ trì nghi thức “trao nhẫn” cho đôi bạn trẻ.

Buổi lễ hằng thuận kết thúc viên mãn trong lời chúc phúc của Thầy Viện chủ cùng bằng hữu quyến thuộc hai bên.



Tin, ảnh: Trung Pháp, Ngọc Ánh

 Một số hình ảnh trong buổi lễ:

 














Tin Tức Liên Quan