Thầy Trí Chơn đảm trách bộ môn nghệ thuật MC tại trường Cao đẳng Phật học Tiền Giang

6/03/2019 6:37
Chiều ngày 5/3/2019, tại chùa Vĩnh Tràng (Mỹ Tho, Tiền Giang), Thầy Trí Chơn đã có buổi thuyết giảng cho Tăng, Ni sinh trường Cao đẳng Phật học Tiền Giang bộ môn “Nghệ thuật của người dẫn chương trình”.

Trong suốt 4 tiết học, Thầy đã giảng dạy khái quát 2 bài là Kỹ năng cần thiết và Vai trò người MC chuyên nghiệp. 

Về kỹ năng, thầy đưa ra tiêu chuẩn: 

1. Chất giọng rõ, nói lưu loát và  phát âm chuẩn; 

2. Ngôn ngữ phải phong phú về cú pháp, ngữ nghĩa, cách dùng từ;

3. Năng lượng nhân điện: đó là nguồn năng lượng tiềm tàng được tích tụ chờ hấp thụ trong quá trình  tiếp xúc và học hỏi từ cuộc sống. Năng lượng đó được gọi là nhân điện. Trong giao tế, ta gợi cái thấp hèn sẽ hướng mọi người đến thấp hèn. Ta hướng thượng mọi người sẽ hướng thượng.

  1. MC luôn luôn giữ vai chính diện, không bao giờ là kẻ phản diện, quay lưng với ban tổ chức. Hãy là người tạo yên tâm cho cả chương trình, cho chúng hội.

5. Lòng chân thật. Lòng chân thành xuất phát từ chính trái tim của người cầm mic sẽ kết nối bao con tim của khán giả lại với nhau. Sự giả dối, mất lịch sự sẽ ảnh hưởng tiêu cực không chỉ bản thân người MC mà toàn bộ chương trình, Luôn cả đạo diễn, luôn cả ban tổ chức. 

6. Quản lý kháng phòng: Phải biết quán sát bằng mắt và dùng tai để nghe và cảm nhận tâm tư của khán giả, từ đó điều chỉnh phương pháp dẫn chương trình thích hợp hơn để mỗi lời nói của người MC đều là những lời sâu sắc và ý nghĩa dễ đi vào tâm của mỗi người.

7. Đứng trước hàng chục, hàng trăm, hàng triệu khán giả. Vậy thì làm thế nào để người MC có thể điều phục được tâm mình an định, không tán loạn và run sợ? Hãy tập hít thở thật sâu, không tạo áp lực cho chính bản thân mình, chuẩn bị bài soạn thật kĩ đồng thời cũng chuẩn bị sẵn tâm lý trước những tình huống bất ngờ.

8. Làm MC, tránh đụng tới những thông tin nhạy cảm mà nhiều người không muốn nghe hoặc không muốn cho ai biết, đó là chính trị, tôn giáo, thông tin cá nhân. 

II. Vai trò của người dẫn chương trình:

1. Giới thiệu chương trình: thông tin của buổi lễ, MC phải dẫn dắt rõ ràng mạch lạc và có logic

2. Điểu khiển chương trình: chịu trách nhiệm mang tính quyết định của buổi lễ, sắp đặt, điều phối toàn bộ chương trình

3. Phát ngôn viên: MC là người đại diện cho 1 tổ chức hoặc cá nhân để nói lên tiếng nói của tổ chức, cá nhân đó

4. Xướng ngôn viên

5. Diễn viên “đặc biệt”: bởi MC là người xuất hiện nhiều lần trong chương trình, vì vậy mỗi lần xuất hiện phải toát lên được sự trang nghiêm, lịch lãm, cao trào, trầm hùng như thế nào để ra được phong thái. Sự xuất hiện của MC còn là vì người à cho người.

Diễn giảng không phải là một vấn đề đơn giản vì muốn nói để người khác muốn nghe và họ hiểu được những gì ta nói thì đấy là một vấn đề hết sức phức tạp, có liên quan rất nhiều đến lĩnh vực tâm lý của con người, cụ thể ở đây là tâm lý của người nghe. Vì vậy, qua việc giới thiệu sơ lược về công việc của một người dẫn chương trình phần nào cũng giúp được các vị Tăng, Ni trẻ định hướng trên con đường hoằng pháp lợi sinh. Hãy tự tin và đồng cảm với khán giả thì MC chắc chắn sẽ lưu lại trong lòng khán giả một hình ảnh đẹp về Người Dẫn Chương Trình.

Khoá học dự kiến kéo dài 48 tiết cho tăng ni sinh trường cao đẳng Phật học Tiền Giang. 

Ngọc Ánh

Tin Tức Liên Quan