Khóa tu Sống Tỉnh Thức lần thứ 53 với chủ đề Thanh Thản Ngủ Trong Lòng Đạo Cả

24/01/2021 8:41
Sáng ngày 24/01/2021 (nhằm 12/12/ Canh Tý), khóa tu cuối cùng của năm Canh Tý đã trang nghiêm diễn ra với sự tham dự của hơn 300 hành giả.


Khóa tu được bắt đầu bằng thời khóa thiền hành tại vườn Phật.

Sau đó, như thường lệ, tại Pháp đường Thấy và Biết, chư hành giả được hướng dẫn ôn tụng Năm giới quý báu và thiền tọa 30 phút.
















Trong pháp thoại sáng nay, thầy Trí Chơn đã có một thời giảng đầy ý nghĩa với chủ đề “Thanh Thản Ngủ Trong Lòng Đạo Cả”.

Với chủ đề này, Thầy đã nói lên ý nghĩa của quê hương cả tâm linh và huyết thống trong đời sống con người. Đối với mỗi chúng ta, quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn, là nơi lưu giữ những kỉ niệm, những kí ức không thể quên.

Sau đó, dẫn chứng bằng bài thơ Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương 

Thiếu tiểu ly gia, lão đại hồi,

Hương âm vô cải, mấn mao tồi.

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,

Tiếu vấn, khách tòng hà xứ lai?

 

Bài thơ đã viết lại nỗi lòng của Hạ Tri Chương khi quay trở về quê hương:

   + Mấn mao tồi: tóc mai đã rụng, thể hiện dấu hiệu của tuổi tác, mái tóc bạc đi theo thời gian.

   + Hương âm vô cải: giọng quê không đổi, giọng nói chính là nét đặc trưng của từng vùng miền, là hồn quê, nét quê thể hiện trong sắc điệu, giọng nói của con người.

Thế mà, điều trớ trêu là đám trẻ trong làng coi tác giả là khách lạ. Ông cảm thấy ngạc nhiên, buồn tủi, ngậm ngùi, xót xa bởi mình đã trở thành khách, trở thành người lạ trên chính quê hương của mình. Bài thơ cho thấy tình cảm yêu quê hương thiết tha, sâu nặng của tác giả.




Trong bài thơ Em bé thơ ngây - Sư Ông Làng Mai có viết:

Về đi lữ khách đường xa lắm

Cát bụi sầu thương cũng đã nhiều

Thanh thản ngủ trong lòng Đạo cả

Cho hồn thơ ấu được nâng niu.


Ở nơi cái thuở ban đầu, tâm con người lúc nào cũng trong trẻo như trẻ thơ, thế nhưng, thời gian tàn nhẫn đã cướp đi cái ngây thơ, hồn nhiên ấy để rồi tâm chúng ta càng ngày càng bị uế nhòe bởi bụi bặm của tham – sân – si và từ đó, những bất thiện tâm khởi lên trong lòng.

Vì thế, Thầy khuyên đại chúng hãy thực tập hạnh trẻ thơ, luôn sống với một tâm hồn vô tư, yêu đời. Thực tập được như thế, ta mới có được thảnh thơi, an lạc.

Thầy cũng đưa ra bài Hải chấn triều âm thường được tán trong các buổi lễ cầu an, để nói lên sự mầu nhiệm cũng như tình thương, sự hiểu biết vô lượng vô biên của Ngài Bồ Tát Quán Thế Âm:

Hải chấn triều âm thuyết phổ môn

Cửu liên hoa lý diệu đồng châu

Dương chi nhất đích chơn cam lộ

Tán tát sơn hà đại địa xuân.

Giáo pháp của Đức Phật chính là nằm trong cái khổ đau, Ngài đã chỉ ra được cái khổ, từ cái khổ ấy mà con người phải tu tập miên mật để diệt trừ khổ. Nhìn sâu vào những cơn sóng khổ đau trong trái tim mà thấy được chân lý.







Chiều cùng ngày, sau 30 phút thiền tọa, trong giờ tham vấn thầy đã trả lời những thắc mắc của đại chúng:

Cô Từ Ngọc (Tân Bình) băn khoăn tại sao cô học Kinh hoài không thuộc?

Chú Tịnh Giác (Bình Dương) nhờ Thầy giải thích: chú quy y ở một chùa nhưng thường xuyên đi chùa khác thì có tội không?

Chị Diệu Huyền: làm cách nào để giúp một người thoát khỏi bùa ngãi?

Cô Diệu Vân (Hà Nội): Phải hành trì như thế nào để có được năng lượng tu tập hồi hướng công đức đến người khác?

Anh Ngộ Chí Tâm: Xã hội hiện nay, kinh tế, khoa học kĩ thuật càng phát triển thì con người ngày càng xa cách, trong bối cảnh ấy, anh xin thầy cho ý kiến để có thể tu tập có được năng lượng bình an?

Những câu hỏi mà các hành giả nêu ra tất cả đều được Thầy trả lời xác đáng khiến hội chúng hoan hỉ.

16 giờ 30, khóa tu hoàn mãn trong niềm hân hoan của đại chúng. 

Tin, ảnh: Ngọc Ánh, Đức Sang.


Một số hình ảnh ghi nhận:




Tin Tức Liên Quan