Mùa Của Xuân

15/02/2018 3:26
Trời đất chuyển xoay cho bốn mùa thay nhau luân vũ; xuân, hạ, thu, đông rồi lại xuân. Thế thường, con người ta hay mặc định cho mùa xuân là mùa đầu tiên của năm, bởi vì trong mùa xuân có lộc mầm, có chồi biếc, có sự luân chuyển để vạn vật sinh sôi. Thế nên, mùa xuân cho nhân gian nhiều cái mới, đó là cái mới của cảnh sinh, cái mới của tâm hồn thù diệu.

 

 

Và vậy là thêm một mùa xuân kề đến, nếu như nhân gian có nhiều sự đổi thay thì chốn thiền môn cũng được điểm tô cho cảnh Phật thêm phần diệu trưởng.

Những cánh mai đã nở, những sắc vàng của cúc, của hướng dương, là hồng của sen, là đỏ của mào gà và biếc xanh của mầm non đã khoe sắc trong Trung tâm Thiền tập Khánh An. Những cánh hoa này, đặc biệt từ gần hai tháng trước quí thầy, quí chú - đảm trách chính là Thầy Minh Hiếu - đã gieo trồng gần nghìn chậu hoa để Khánh An hôm nay đón một mùa tết đầy sắc biếc. Bên cạnh đó nhưng tiểu cảnh cũng được dàn dựng từ nhiều tuần trước để tín đồ gần xa đến lễ Phật, thưởng tết có được niềm hoan hỷ của ngày xuân Di Lặc.

DSC 2862

DSC 2647

DSC 2842

Hành giả sẽ bước vào cổng với dàn bầu bí mang dáng dấp làng quê, với cổng chào dẫn lối lên Phật đường  được thiết kế bằng tre mang dòng chữ “Xuân Đoàn Viên”. Xa xa ngôi nhà tranh dân giã sắc hương Nam Bộ đã được quý Thầy, Quý Chú thực hiện trong thời gian dài. “Chuyên gia” thực hiện công trình này là anh Cường, một Phật tử thuần thành đến từ Daklak. Xuất thân trong gia đình Phật tử lại sinh trưởng ở vùng cao nên anh có năng khiếu tạo dựng nhà miền quê vô cùng tinh sắc.

DSC 2840

Bên trên Pháp Đường Chánh Niệm là công trình hòn giả sơn và hồ sen cũng được trang trí gần một tuần do “Kiến trúc sư trưởng” là sư chú Trung Pháp - người mà trước giờ ai cũng nghĩ là chỉ biết ... chụp hình - chịu trách nhiệm chính cùng với các  Thầy Trung Minh, Vạn Pháp, Minh Hiếu, sư chú Trung Hoà, Trung Nhã, Trung Nhân chung tay tô điểm.

DSC 2847

DSC 2846

Bên cạnh tiền cảnh được trang trí cẩn diệu, các thầy các chú cũng “dàn quân” khắp các “mặt trận” để chuẩn bị ngày xuân. Thầy Trung Bằng thì lủi thủi kiểm tra hệ thống điện, nước cùng với các công trình phụ. Thầy Quảng Thức làm trưởng một nhóm, chuyên đi “lùng sục” những làng quê Hóc Môn, Củ Chi để đốn tre làm nhà tranh và cắt là chuối để gói bánh. Thầy Trung Phước thì chuyên trách về nấu bánh cùng với hơn chục vị thức thâu đêm để cho ra lò hơn nghìn đòn bánh vừa cúng Phật, đãi khách và biếu bà con xóm làng. Có được những đòn bánh trọn đầy ăn tết phải kể đến các cô, các chị Phật tử đã cặm cụi suốt một ngày ... còng lưng để cho bánh tròn - thẳng.

DSC 2706

DSC 2734

Sau gần một tuần chung tay, cuối cùng Tu viện cũng đã chuẩn bị chu đáo để cùng bà con Phật tử đón Tết an lành, tinh tấn trong ánh đạo của Chư  Phật.

Sáng nay, đoàn áo nâu Khánh An mười mấy thầy với những Trung Nghiêm, Trung Lưu, Trung Hỷ, Trung Ý, Trung Tuyên, Nguyên Ngộ, Tịnh Hưng, Thiện Chí ... tay chổi, tay xẻn, tay cuốc dọn dẹp cỏ rác bên ngoài đường. Những giọt mồ hôi rơi xuống cho rác rưởi được gom lại, cho  những cọng cỏ tróc rễ trồi lên.

DSC 2820

DSC 2808

Một vài vị chẳng thấy mặt mũi đâu nhưng vẫn thầm lặng phụng sự như chú Trung Lâm đi tặng quà, chú Trung Thiện lo hương đăng, chú Trung Thắng lo việc bếp núc...  

Thế gian vô thường, vạn vật luôn đổi thay thay đổi, song với cái nhìn thiền quán, nếu không thấy được duyên sinh thì chẳng thể nào thấy được chân diện mục của vạn hữu. Vậy nên, người học Phật có cái nhìn thảnh thơi và tự tại, ngắm sắc xuân để hiểu rõ “chân thật xuân”. 

Ý - Nhân, Pháp - Lưu

Một số hình ảnh ghi nhận được:

DSC 2607

DSC 2622

DSC 2635

DSC 2649

DSC 2848

DSC 2858

DSC 2841

DSC 2840

DSC 2857

DSC 2863

DSC 2771

DSC 2776

IMG 4992

DSC 2779

DSC 2641

Tin Tức Liên Quan