PHÁP THOẠI TẠI NHÀ HÀNG LONG VĨ: “BẠN ĐANG CÓ MẶT Ở ĐÓ KHÔNG?”

18/07/2017 4:54
Nằm trong chương trình Hoằng pháp - Từ thiện của Tu viện Khánh An tại Hà Giang – nơi địa đầu Tổ quốc, đêm 15/7/2017, Thầy Viện chủ đã có buổi Pháp thoại tại Long Vĩ Palece - Hà Nội.

Thành phần tham dự là Ban lãnh đạo và nhân viên cùng với giới trí thức, doanh nhân đang chịu nhiều áp lực, đầy tính cạnh tranh chốn thương trường. Tại đây, Thầy đã giảng bài pháp có chủ đề “Bạn đang có mặt ở đó không?”. Nội dung bài giảng nhằm giúp hội chúng thực tập chánh niệm, đưa thân tâm về một mối, tái tạo năng lượng quân bình giữa công việc và đời sống, buổi pháp thoại có gần 300 thính giả tham dự

Mở đầu bài pháp, Thầy đặt vấn đề “Chúng ta có mặt để làm gì?”. Một câu hỏi không khó nhưng chẵng dễ để trả lời, bởi với cái tâm lăng xăng nhiều suy nghĩ, bất giác được hỏi như vậy thì khó mà có câu trả lời dứt khoát. Thầy dẫn một câu nói của Nguyễn Công Trứ: “Đã sinh ra ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông”. Câu nói đầy hào khí này là một yếu tố tích cực trong cuộc sống, nhưng Thầy lưu ý, cái “danh” phải đi với cái “đức”. Nếu không có cái đức thì danh chỉ là danh hảo, danh huyễn mà thôi, thậm chí làm khổ người, khổ xã hội. Vì sao? Vì có danh tiếng mà không có đức độ thì chỉ là mầm họa cho nhân quần. Rồi Thầy dẫn chứng thơ của Thái Quốc Mưu: “Đừng nên trở lại trần gian nữa/ Cuộc sống quanh anh lắm ngợm người”, hay như của Nhạc sĩ họ Trịnh: "Sống có bao lâu vui vui buồn người ngợm ngợm" để nói về người thừa tài thiếu đức rằng, người không ra người ngợm không ra ngợm. Có chua xót lắm không khi thực tại nó là như vậy. Đó là nỗi suy tư của Thầy, để rồi Thầy đặt vấn đề với hội chúng rằng, chúng ta có mặt trên đời là để tồn tại hay để sống. Tồn tại thì dễ thôi, thân năm uẫn này nó đang tồn tại đấy; nhưng nó có tồn tại lâu chăng hay chỉ là trong một sát na danh sắc khi sanh nó liền diệt. Thật vậy đấy, chỉ một sát na đại loại khoảng một phần triệu giây gì đó. Nhưng vì vô minh ta không thấy được sự sanh diệt liên tuc của danh sắc chơn đế để rồi coi năm thủ uẩn là mình. Trong khi năm uẩn là vô thường, cái gì vô thường là khổ và sầu bi ưu não từ đó khởi lên. Thầy khuyên nên sống trong chánh niệm và nuôi dưỡng bồ đề tâm của mình là cách vượt thoát những định kiến cũng  như năm thủ uẩn vốn được xem là múi rối nan giải của chúng sanh. Được vậy chúng ta sẽ có những bước đi thảnh thơi giữa dòng đời năm trược này. Đó là những chia sẽ chân thành mà Thầy muốn gửi đến hội chúng.

IMG 1839

Với đối tượng chủ yếu là doanh nhân nên Thầy nhấn mạnh đến thực tập chánh nhiêm trong công việc. Thầy ẩn ý rằng, chúng ta sinh ra là để làm người chứ không phải để làm việc. Nói vậy không có nghĩa là con người sinh ra ăn không ngồi rồi mà Thầy khuyên nên làm việc trong chánh niệm, biết cân bằng giữa cuộc sống và công việc, không nên nô lệ cho công việc. Thầy kể có những người cha, người mẹ vì bị cuốn vào công việc mà bỏ quyên những đứa con của mình để rồi đánh rơi hạnh phúc gia đình bình thường nhưng cao thượng.

Cuối cùng Thầy chia sẻ cho thính chúng nguyên tắc sống: “Muốn được thương yêu thì phải mở lòng thương yêu; muốn được kính trọng thì phải mở lòng kính trọng”.

Buổi pháp thoại kết thúc bằng những câu trả lời của Thầy về những vướng mắc của thính chúng.

Về câu hỏi: “Làm thế nào để có thể tìm được một người Thầy chân chánh cho mình”? Thầy giải đáp về bảy loại người là thầy của mình, đáng cho mình nương nhờ học hỏi, đó là: cha mẹ, thầy cô giáo, thầy dạy nghề, bạn bè, kẻ chướng ngại, Thầy dạy Đạo và vị thầy cuối cùng là chính bản thân mình. Thầy nói sáu loại Thầy trên là người đưa đường chỉ lối cho mình, cho mình động lực để trưởng thành, còn người thầy tối thượng là chính mình, chính mình phải phản quang cho mình, soi rọi cho mình, uốn nắn lấy mình. Chính Đức Phật cũng chỉ là Bậc Đạo sư. Ngài từng dạy: "Sau khi Như Lai diệt độ các Thầy phải tự thắp đuốc lên mà đi”

Về câu hỏi: “Làm sao để tìm thấy hạnh phúc”, Thầy chia sẻ, hạnh phúc không cần tìm cầu, vì bản chất của tìm cầu là tham ái, là nhân trong cõi dục. Thầy khuyên không nên tìm cầu bên ngoài vì hạnh phúc có mặt trong tự tánh của chúng ta nhưng vì vô mình nên ta không thấy. Hãy sắp xếp lại một mớ hỗn độn trong tâm thức ta sẽ thấy hạnh phúc là một phần trong đó.

IMG 1845

Thiền sư Vạn Hạnh đã hoát nhiên xuất khẩu trong một bài kệ trước khi thì tịch rằng “Thân như điện ảnh, hữu hoàn vô” (thân như bóng chớp, có rồi không). Nôm na vậy thôi, chứ với kiến giải của hàng hậu học còn thiển cận thì chẳng thể liễu hết cái thiền vị trong đó. Nhưng nếu chúng ta hiểu được một phần nhỏ nào đó thôi cũng đủ cảnh giác chúng ta trước vô thường huyễn mộng này rồi.

Pháp thoại “Bạn đang có mặt ở đó không?” như là lời thức tỉnh cho những ai đang còn ở trong giấc miên trường, rằng vô thường nhanh như chớp, hãy chánh niêm trong mỗi sát na ý thức để sự có mặt của chúng ta được vẹn toàn ý nghĩa.

Trung Nhân - Dzung Nguyen

 

E6B84D5B E044 416A 9CFA 0167372F707D 2403 00000164CD976F0A

238A3269 453D 4CD2 A97C DC426EBF7289 2403 00000164E044C1A9

C0978998 50EA 4256 B539 4D2F2C482963 2403 00000164DCE0C942

E82EDAA6 C10B 4E08 92FC 2D716EBC2ECA 2403 00000164E3A85340

IMG 1836

IMG 6521 Copy 956312328

IMG 6494 Copy 764827291

IMG 6496 Copy 193048064

IMG 1838

6FA2AEC7 E5E1 46E1 AB99 3F863F673861 2403 00000165192F2D3C

IMG 1840

IMG 1843

2EDD797C E00F 4A6D A148 008EEA469824 2403 00000164F450807B

1B769DC1 53B0 4ED8 A3D6 C57679682B94 2403 0000016515979E01

IMG 1842

IMG 1844

IMG 1847

IMG 1848

 

 

Tin Tức Liên Quan