Pháp thoại “Hơi thở và Thế giới mạng” tại Pháp viện Minh Đăng Quang

19/06/2017 10:27
Nhận lời mời của Ban tổ chức khóa tu “Tuổi trẻ và Đạo Phật” lần thứ 8 tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Q2; sáng ngày 18/6/2017, Thầy viện chủ đã đến và có buổi nói chuyện cùng với các bạn bạn trẻ đa phần là sinh viên về việc việc áp dụng lời Phật dạy vào trong học tập lẫn cuộc sống, Pháp thoại của Thầy có hơn 400 bạn trẻ chăm chú lắng nghe.

Mở đầu bài Pháp thoại, Thầy chỉ rõ năm thứ chướng ngại chúng ta trong quá trình gạn lọc thân tâm và thực hành giáo pháp; đó là: tham dục, sân hận, hôn trầm - thụy miên, trạo cử và nghi.
Năm bất thiện pháp này còn gọi là 5 triền cái mà Đức Phật chỉ dạy là chướng ngại trên con đường thiền định đã được Thầy giảng giải lại cho các bạn trẻ.
Thầy nói, trong mỗi chúng ta ai cũng có tham dục. Ngoài những tham dục thô như những ham muốn của bản thân, những đòi hỏi, tìm cầu thái quá và đắm chìm trong đó như một liệu pháp để hưởng thụ thì còn có những tham dục vi tế được khởi sanh trong tâm hồn. Chỉ khi tâm hồn ta tĩnh lặng, lắng dịu chúng ta mới nhận diện nó được vì khi đó tâm của chúng ta trở nên tinh tế hơn, nhạy cảm hơn. Thầy dạy, phải nên đoạn trừ bất thiện pháp này như một cách thực hành giáo Pháp của Phật.

DSC 3045
Tiếp đến là sân giận, sân giận theo cách Thầy nói cũng có phần thô và phần vi tế. Phần thô thì dễ nhận biết như bực tức, cáu gắt, giận hờn, còn phần vi tế như là những bất như ý phát sanh trong lúc hành thiền. Đoạn trừ được các sân vi tế này ta sẽ viễn ly được sân gận, từ đó thân tâm của chúng ta sẽ nhẹ nhàng hơn, an tịnh hơn.

DSC 3061
Hôn trầm theo Thầy giảng là trạng thái mơ màng, vô định của tâm thức từ đó dẫn đến thụy miên là một trạng thái ngủ. Đây là chướng ngại không nhỏ cho người hành thiền.

DSC 3074
Tiếp theo, Thầy đề cập đến vấn đề trạo cử là trạng thái dao động của cả thân và tâm. Trong trạng thái này, tâm ta như một đứa trẻ hiếu động chẳng dừng. Thầy chỉ dạy những lúc như vậy chúng ta nên tập trung vào hơi thở, lấy hơi thở làm đối tượng để an tịnh thân và tâm. Nói cách khác hơi thở là đối tượng giúp chúng ta tập trung hơn, nhận diện được nó chúng ta sẽ có được an lạc hiện tiền. Thầy đã dẫn chứng trong bài Kinh Quán Niệm Hơi Thở và Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm để làm rõ vấn đề này.

DSC 3040
Sau khi giảng giải về những chướng ngại tham, sân, hôn trầm, …Thầy chia sẻ thêm cùng với hội chúng về vấn đề mang tính thời sự trong giới trẻ hiện nay, đó là phương tiện truyền thông Internet. Thầy nói Internet ẩn chứa tính hai mặt của một vấn đề.

DSC 3052
Mặt lợi ích, nó giúp chúng ta dễ dàng kết nối với nhau, chúng ta dễ dàng thể hiện sự quan tâm đúng lúc, đúng thời như một cuộc gọi thoại, một lá thư điện tử là một phương cách nhanh chóng, nói một cách rộng hơn internet giúp thế giới không còn cách xa nữa, và còn vô vàn tiện ích khác.
Ngược lại, inetrnet ẩn tàng nhiều tai hại khó lường, đắm chìm vào nó, con người dần rời xa thế giới thực tại, sống ảo tưởng và nguy hiểm hơn là đe dọa đến sức khỏe và tính mạng. Thầy dẫn chứng, ở Trung Quốc mỗi ngày có đến gần 20 người đột tử trên bàn phím máy tính, hoặc nhẹ hơn thì sức khỏe suy nhược, giảm trí nhớ hoặc rối loạn tâm trí. Khi một người kết nối với mạng tức là người đó đang chối bỏ thực tại và đang đánh mất mình.
Thầy nhấn mạnh rằng đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho chúng ta trước vấn nạn lạm dụng internet. Thầy khuyên hội chúng phải có nhận thức đúng và sử dụng nó một cách hợp lí như là một phương tiện hữu ích cho con người.

DSC 3033
Xuyên suốt buổi pháp thoại, Thầy dành đôi phút hướng dẫn hội chúng thực tập nghe chuông chánh niệm, một phương pháp mà Thầy vẫn thường hướng dẫn cho các thiền sinh trong những khóa tu tại tu viện Khánh An mà theo Thầy thì thực tập tiếng chuông và hơi thở một cách thuần thục sẽ mạng lại nguồn an lạc lớn.
Buổi pháp thoại kết thúc bằng ba tiếng chuông chánh niệm của Thầy trong sự chánh niệm của toàn thể hội chúng.
Trung Nhân, Minh Trí

DSC 3057

DSC 3065

DSC 3080

DSC 3081

Tin Tức Liên Quan