​Trở về chốn xưa

25/05/2017 6:06
​Trong cuộc kiếm tìm hạnh phúc, đôi khi con người phải vượt xuyên giông bão cuộc đời, bể dâu chìm nổi, thân tâm đầy thương tích; đến khi quay đầu nhìn lại thì chẳng khác giấc mộng của chàng sĩ tử Nam Kha. Cho đến cuối chặng đường, ánh sáng chợt loé lên, lòng trinh bạch thuần khiết bổng hiện ra, để thấy được rằng không nơi nương tựa nào cao quí hơn là Ba Ngôi Báu Phật Pháp và Tăng.

Tu viện Khánh An thỉnh thoảng vẫn có những khoá lễ cầu an - cầu siêu, cúng dường trai tăng cho các tín chủ. Sẽ không có gì để nói nếu khoá lễ được tổ chức cho các Phật tử thuần thành hoặc những tín chủ mới bước chân vào Đạo khi có nhu cầu. Điều muốn nói ở đây là, khoá lễ Chung thất cho một chân linh hôm 22/05/2017 vừa rồi lại được tổ chức cho một gia đình mà bao tháng năm họ đã rong ruổi trên con đường kiếm tìm sự bình an ở niềm tin tôn giáo. Nơi con tim, khối óc của họ đã tôn sùng đủ cả, nào là Đức Chúa Trời, Thánh Allah, Thượng đế .... để rồi cuối đời nơi cao tột nhất họ vẫn dành để tôn kính, thợ phụng Đức Phật.

        Trò chuyện với chị Ger Yara Mai vừa từ Pháp về, giọng  Việt lơ lớ, chị bồi hồi kể lại: "Cách đây khoảng 2 tuần, con được gặp Thầy Trí Chơn ở chùa Tịnh Tâm - Paris. Giảng xong thời pháp nhân lễ Phật đản là Thầy lên xe đi thẳng ra sân bay cho kịp giờ. Con chỉ có khoảng hai phút để bộc bạch: "Thưa Thầy, ngày 22/05/2017 là 49 ngày cúng Ba con, xin Thầy cho con về Khánh An tổ chức lễ. Thầy đồng ý thì con book vé về". Được Thầy "Vâng" mà con mừng muốn khóc. Và thực sự sáng nay, phi cơ vừa đáp xuống Tân Sơn Nhất là con đi thẳng lên Khánh An mình luôn để kịp lo lễ cho bố con đây ạ".

Chị tâm sự tiếp, khoảng đầu thế kỷ 20, không hiểu bằng cách nào mà ông nội con - người Pakistan, theo đạo Hồi (Muslim) - bằng đường bộ một mình sang tận Việt Nam để tìm cuộc sống mới. Ông gặp bà nội rồi chung sống với nhau. Kể từ đó, cả dòng họ nhà con đều theo Đạo Hồi. Cả họ hàng, hễ có người sinh ra baby (em bé) là cắt cổ dê ăn mừng. Tuy còn nhỏ, con có cảm nhận nó ... sao sao ấy.

IMG 0855

       Chị Ger Yara Mai đang dâng lễ cúng dường

Năm 1976, cả nhà con nộp hồ sơ đến chính phủ Pakistan để sinh sống theo diện con lai và được chấp thuận. 4 năm sinh sống ở đây với nhiều vinh nhục vui buồn. Dù theo đạo Hồi, nhưng chiếc nôi Việt Nam đã nuôi con lớn khôn. Do đó, hình ảnh ngôi chùa, Đức Phật vẫn luôn có trong con. Có lần người dân ở đây hỏi con đạo gì, trong vô tình, tâm thức tự nhiên con thốt lên: "Đạo Phật", thế là nhận ngay ... bãi nước bọt vào mặt. Sau này con được biết thêm, có những người nói mình là đạo Phật hay đạo Chúa còn bị đánh nữa cơ. Bản thân con nhận nước bọt lên mặt là gặp...những người hiền đấy! (Cười).

        Năm 1980, cả gia đình chúng con định cư sang Pháp. Đây là đất nước có nền tôn giáo lâu đời là Thiên Chúa, thế là chúng con theo học Đạo chúa (Cười). Chưa hết đâu, học được một thời gian, con thấy người Do Thái sao mà thông minh quá. Thầy thấy đấy, những nhà bác học nổi tiếng thế giới đều là người Do Thái, và đạo của họ cũng dạy những điều thanh cao. Họ sống có tinh thần đùm bọc, chăm sóc nhau chắc hiếm có dân tộc nào có được, vợ chồng lấy nhau vì đạo hơn là vì tình, họ ăn uống rất điều độ, có chọn lọc. Thế là con theo luôn.

        - Thế cơ duyên nào chị đến với Đạo Phật? - Tôi hỏi.

        - Có lẽ là - chị nói - sự tiềm ẩn trong trái tim con thì đã có Phật, còn nhân duyên thì năm 1991 vợ chồng con làm lễ cưới tại chùa Tịnh Tâm, ngoại ô Paris, nước Pháp, rồi từ đó hay đi chùa và dần dần con kính ngưỡng Đức Phật.

        - Tôi nghĩ, chỉ đi chùa thôi có lẽ chưa đủ "lực" để chị thay đổi đức tin?

        - Vâng, đúng vậy - Chị ôn tồn nói - con không được học nhiều giáo lý Đức Phật, nhưng con hiểu rằng, bốn đức tính Từ, Bi, Hỷ, Xả đã thuyết phục con theo. Các tôn giáo khác hứa hẹn cho lên Thiên đường nhưng đến với Đạo Phật thì con hiểu rằng, chết rồi đi về đâu là do nghiệp mỗi con người chứ không ai an bài ai. Đạo Phật cũng không có khái niệm trả thù, không kỳ thị, không gây đau khổ cho ai. Đó là những điều làm thay đổi sâu sắc tư duy về nhân sinh quan ca con, giúp con trở thành mt "con người mới" trên đời. Con nguyện đi theo Đức Phật

        - Thế còn Ba chị? - Tôi hỏi

        - Đôi mắt bắt đầu ngấn lệ, chị nấc lên trả lời: Ba con là anh cả trong gia đình nên phải là người mẫu mực, nhất là niềm tin vào Đạo Hồi. Không hiểu sao từ mười mấy năm trước, mỗi ngày Ba vẫn hướng dẫn cả nhà tụng kinh Koran và lạy Thánh Allah, nhưng mỗi tối thì một mình Ba lại niệm ... "Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát". (cuối đời Ba mới thổ lộ).

IMG 0853

       Chị Ger Yara Mai, người đang cuối mặt lau nước mắt và em ruột là chị Diệu Phúc

- Cơ duyên nào chị và gia đình biết được Thầy Trí Chơn?

        - Chúng con vẫn thường lên YouTube nghe thầy giảng. Riêng Ba con thì gần như nghe mỗi ngày và chỉ thích nghe Thầy thôi. Ba con đã có lần bảo các con đưa lên Tu viện thăm thầy và xin được quy y nhưng căn bệnh hiểm ác đã khiến Ba .... (chị lại khóc) không thể nào đi được. Dù vậy, Ba vẫn kiên định phải làm sao để được làm đệ tử Phật trước khi lìa đời. Thế là chúng con đưa Ba lên chùa Di Lặc gần nhà, được Thượng tọa Minh Hiền làm lễ qui y và cho pháp danh Minh Phúc.

        Tuần Chung thất được diễn ra, cả gia đình gần 20 người đã có mặt rất sớm. Trong một gia đình thôi nhưng tôi cảm nhận có người đã là đệ tử Phật,  có  người chỉ mới cảm tình và có người vẫn giữ kẽ với thái độ e dè nơi nhà thiền; song tất cả đều có chung một tấm lòng là thành tâm. Sự thành tâm đó chính là năng lượng công đức để hồi hướng cho người đã khuất.

        79 năm trên đời, ông như một lữ khách tha phương, rong rủi nhiều nước, lúc thì Pakistan khi thì ở Pháp và cuối đời ông thì về lại Việt Nam. Cái gì khiến ông quay về Việt Nam? Nhớ quê chăng, cũng một phần (vì ông có gốc là Pakistan) nhưng sự thôi thúc phải về chốn này có lẽ là Phật tánh trong trái tim ông. Và nhờ vậy, ông mới là Minh Phúc. Nếu ở Pakistan hay Pháp thì tôi nghĩ trên bia mộ chỉ khắc ghi chữ Nguyễn Văn Của mà thôi.

        Cả đời chật vật, bương trải vì miếng cơm manh áo làm đủ nghề, nuôi dê lấy thịt để bán lo cho vợ con,  tạo nhiều bất thiện nghiệp. Thế nhưng, may mắn là cận tử nghiệp thì thánh thiện. Những lúc khỏe, ông còn biết dạy con cháu: "Thiếu nợ tất phải trả nợ, những gì của cha các con cứ đem bố thí, cúng dường, hồi hướng công đức cho những oan gia để chuộc lại một phần ác nghiệp năm xưa - chị Ger Yara Mai kể".

        Khi bnh nng, hp hối trên giường bệnh, trước khi nhắm mắt, có người khuyên ông hãy cầu Thánh gia hộ và nguyện về với cõi nước của Ngài, nhưng ông gắng hết sức mình nói: “Tôi Pháp danh Minh Phúc, tôi theo Phật không theo ai hết. A Di Đà Phật! A Di Đà Phật! A Di Đà Phât!”.

        Tiếng niệm Phật giờ phút lâm chung của ông là minh chứng hùng hồn nhất về niềm tin bất động đối với đấng Thiên Nhơn Sư.

IMG 0854

Quang cảnh lễ Cúng dường Trai tăng

        Ngẫm lại, cả đời ông đã trải qua biết bao sương gió dặm trường, tuế nguyệt phong trần, cuối đời đã có được bến đỗ tâm linh đích thực để không uổng một kiếp rong chơi cõi tạm.

        Chúng ta cũng như vậy, những trần duyên trên thế gian, ắt đã kinh qua trăm ngàn kiếp nạn, nếm đủ trăm vị cuộc đời mới có thể nhnhàng buông xuống thong dong tự tại. Năm tháng sẽ làm nht nhòa tất cả, cái mà chúng ta có chính là quay lại chính bản tâm mình. Trở về chốn xưa, không còn cô đơn nữa, nơi đó có Đức Phật, có chư thánh hiền.

                                                                        Trung Nhã

Tin Tức Liên Quan