Pháp Thoại “Quán Thân” Trong Khoá Tu “Tìm Lại Chính Mình” Tại Chùa Diên Quang

31/07/2018 10:32
Một ngày mới lòng thênh thang/ Chân bước tới không vội vàng/ Nụ cười nở chuông vang vọng/ Dừng lại thở thân nhẹ nhàng.

IMG 3651

Tinh sương ngày tu “Tìm Lại Chính Mình” lần 2 diễn ra trong không khí mát dịu của đem mưa, toàn thể thiền sinh hướng về Chánh điện ngồi thiền, thực tập sám pháp địa xúc và sau đó thiền hành quanh chánh điện.

Thầy Trí Chơn đã hướng dẫn đại chúng đi trên mặt đất bằng đôi chân chánh niệm của mình.Thầy nói hôm nay mình sẽ học đi. Tại sao mình lại phải hoc đi? Mấy mươi năm trời sống trên đời, tóc đã bạc rồi mà mình chưa từng đi hay sao? Mình có đi nhưng đi trong sự thất niệm, thiếu ý thức, đi  trong vội vàng. Hôm nay chúng ta sẽ đi để trở về tiếp xúc với thực tại mà không cần phải gấp gáp, thiết lập an lạc ngày trên chính đôi bàn chân của mình. Để ý đến từng bước chân của mình, hễ bước chân đi là phải có chánh niệm, bước chân cũng có phẩm chất của nó.

Sau phần chia sẻ của thầy Trí Chơn, thầy Quảng Thức và sư cô Vĩnh Nghiêm hướng dẫn đại chúng thực tập thiền hành. 

Sau ngh thức ôn tụng Năm Giới Quí Báu,Thầy Trí Chơn đã có một thời Pháp, chủ đề Quán Thân đến hội chúng.

Thầy nói:  Tất cả ở mọi cử chỉ, hành vi đều sống trong chấn niệm, đó là thiền. Pháp môn có nhiều, kinh văn cũng lắm nhưng “Thiền định là con đường duy nhất đưa đến thanh tịnh chúng sinh, vượt thoát sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ niết bàn”. Đó là Phật dạy.

Lạy Phật cũng chính là thiền - vừa huấn luyện thân mà cũng vừa huấn luyện tâm. Mỗi khi lễ Tam Bảo, ta bày tỏ niềm tôn kính, năm vóc sát đất, hoà mình với đất, bản ngã mình được tiêu trừ, hít vào thở ra thật sâu sắc mình cảm nhận sự tiếp xúc với Phật, Bồ tát, với đất mẹ từ bi. Nhiều người lễ Phật đầu chưa chạm đất, đã đứng lên, cốt lễ cho nhiều để.. . thành tích với  Đức Phật.

IMG 3703

Bàng bạc trong Kinh tạng Nikaya, Đức Phật thường dạy về quán thân, có một bài kinh gối đầu giường của Thiền giả là “Quán Niệm Hơi Thở”, được Phật nói ở thành Xá Vệ. Ông Tổ Thiền Sư Việt Nam Khương Tăng Hội dịch bản kinh này là “An Ban Thủ Ý”. Trong bản kinh này Phật đưa ra 16 phép quán, bốn phép quán đầu là quán thân

Phép quán thứ nhất: Hít vào thở ra tôi ý thức mình đang có mặt trong giây phút hiện tại, ý thức mình đang sống. Tuy nhiên có khác chút xíu trong Nikaya hít vào dài, ngắn tôi biết hít vào dài ngắn. Tại sao hơi thở có mầu nhiệm chúng ta phải quán niệm. Khi Thế Tôn chứng đạo từ hơi thở bước ra, bốn phép quán đầu tiên là thân hành niệm. Đôi khi mình có mặt mà mình không biết, mình đang sống mà mình không biết. Khi quán chiếu hơi thở cho thật sâu ta có thể kiểm nghiệm sức khoẻ, tâm bình an trong lòng của mình. Khi sân giận lên thì hơi thở hổn hển, ép tim, nói trong đứt quảng. Khi hồi hợp lo âu hơi thở không đều, sợ sệt, các nhà âm lý học đã nghiên cưú hơi thở để trị liệu cho người bệnh. Nếu ta có bệnh thì hơi thở khò khè, ảnh hưởng đến thần sắc, tiếng nói…nó là thước đo để đánh giá sức khoẻ.

Hơi thở mỗi người không đều nên Phật dạy: Hơi thở dài/ ngắn đi vào tôi rõ biết, hơi thở dài/ngắn đi ra tôi rõ biết như vây. Chỉ Quán niệm, không can thiệp vào độ dài ngắn hơi thở, ta chỉ biết theo dõi trên dòng sông của hơi thở thôi. Chứ không phải hít vào dài là ta hít thật dài, hay ngắn là ta hít vào thở ra liền như vậy sẽ làm cho mình hụt hơi hay mệt. Cho nên chuyện dài ngắn là chuyện của hơi thở, ta chỉ cần nhận diện về nó như vậy thôi. Khi quán chiếu hơi thở ta có hai phương pháp sổ tức, tuỳ tức. Sổ tức là ta đếm hơi thở vào ra từ một đến mười làm như vậy tạo cho ta một cái “thì” nên chư Tổ khuyến khích ta đếm từ 1 đến 5 nếu có sai thì ta đếm lại. Nhiều khi ngủ gật nhưng chúng ta vẫn đếm được. Còn tuỳ tức là chúng ta theo dõi tức là theo dõi hơi thở bắt đầu đi vào hốc mũi, đi tới vòm vọng, tới phổi, tới đan điền. Hơi thở mình mang một lượng oxy đi vào nuôi cơ thể, nuôi từng tế bào, từng mạch máu. Nếu hơi thở không sâu thì máu không lên não làm cho bệnh thân tâm. Tại sao gọi là đan điền. Đan là thuốc,  điền là ruộng. Chúng ta biết thở thì giúp chúng ta trị bệnh, nuôi dưỡng sự sống. Ngay đời sống của Thế Tôn khi mà y khoa chưa phát triển, ăn uống thiếu thốn mà tuổi thọ Ngài đã 80 ta biết sức khoẻ Ngài rất tốt một đời chỉ nương hơi thở mà thôi.

IMG 3661

Phép quán thứ ba: Cảm giác toàn thân tôi đang hít vào, cảm giác toàn thân tôi đang thở ra. Cảm giác là cảm thọ, những cảm giác từ thân thể ta nhận diện rõ biết như vậy. Cảm giác được thân tôi hít vào, cảm giác từ thân tôi thở ra, ngồi thiền đau chân cũng là pháp môn tu.Thời Đức Thế Tôn đệ tử ngồi thiền đau chân khi hỏi Ngài thì cũng được dạy hít vào thở ra biết rõ mình đang đau. Tâm tánh con người hay can thiệp, đầu tiên cũng ngồi yên khi có cảm thọ đau là lập tức can thiệp tìm cách này cách kia giải quyết. Chúng ta chỉ cần nhận diện chứ không cần can thiệp ngay trong ý niệm mình chỉ nên biết như vậy. Mình ý thức trong lúc đi đứng, cử động, nói, cười… tất cả đều nhiếp vào trong hơi thở để giữ chánh niệm. Khi một người có chánh niệm thì sống rất sâu sắc không bỏ một khoảnh khắc nào trôi qua. Khi uống trà ta ý thức sâu sắc rõ biết về ly trà, hương trà; trong khi ăn mình cũng ý thức thức ăn đến từ đâu, biết rõ đây là tặng phẩm của đất trời, ý thức người đang nấu… Mình đừng nên để khoảnh khắc nào trôi qua một cách oan uổng, hãy làm chủ chính bản thân mình. Đừng bao giờ trói buộc mình vào  chai nước này, món ăn kia, đừng để những cái bên ngoài làm chủ mình.

Trần Thái Tông đã nói:

Lưỡi vướng vị ngon, tai vướng tiếng

Mắt theo tình sắc mũi theo hương

Lênh đênh làm khách phong trần mãi

Ngày hết quê xa vạn dặm đường

Mình là người tự do, mình là người hạnh phúc vậy mà mình chưa bao giờ cảm nhận lại bị trói buộc vào việc ngon dở, mặn lạt. Tai thì nghe tiếng ai khen tốt thì thích, chê thì ghim vào trong lòng, mũi theo hương cũng phân biệt. Mỗi ngày mình cứ chạy theo trần cảnh mà chưa bao giờ mình là ông chủ chưa dích thực. Để rồi phải lênh đênh làm khách phong trần mãi không nắm lấy được chủ quyền hạnh phúc đích thực của mình.

Điều quán thứ tư: an tịnh thân hành tôi sẽ hít vào, an tịnh thân hành tôi sẽ thở ra. Chúng ta sống làm sao để  tâm an lạc, tự do đó goi là tự do. Nếu mỗi ngày bị cuống vào cái bên ngoài, với mặt căng cứng, thân tiều tụy, ta nhân danh là người đi tìm hạnh phúc nhưng lại đắm chìm vào những thứ khổ đau. An tịnh thân hành là buông thư, thả lỏng toàn thân, đôi mắt, bờ môi, thân thể để thân được nhẹ nhàng nhu nhuyến an tịnh. Khi hít vào, thở ra tôi an tịnh thân hành đó là phép niệm thân. Chúng ta niệm Phật là niệm đức tính từ, bi, hỉ, xả . Trong kinh Đức Phật dạy phải niệm Phật, niệm Pháp, Niệm Tăng, Niệm vô thường, niệm thân…. Nên niệm thân là một phép niệm mà Phật đã dạy, trong mỗi bước chân hơi thở mình phải niệm sâu sắc để thấy rõ tất cả mọi sự vật hiện tượng không là gì của ta, tự ngã của ta.

Pháp thoại kết thúc, mọi người hết hoan hỷ, cùng nhau khất thực trưa.

Quảng Thức

IMG 3621

IMG 3626IMG 3632IMG 3635IMG 3638IMG 3644IMG 3645IMG 3649IMG 3655IMG 3660IMG 3663IMG 3710IMG 3717

 

Tin Tức Liên Quan