Giờ Tham Vấn Trong Khoá Thiền Chánh Niệm Tại Diên Quang

3/07/2018 11:57
Đầu giờ chiều, sau 30 phút ngồi thiền, hành giả tập trung về giảng đường tham dự giờ tham vấn, Thầy Thích Trí Chơn và Thầy Thích Tâm Quán hướng dẫn, giải thích cho Thiền sinh các vấn đề xung quanh nội dung thiền tập.

Có lẽ đây là lần đầu phương pháp thực tập thiền chánh niệm diễn ra nơi này - nơi phần lớn phật tử chuyên tâm tụng kinh, niệm Phật, lễ bái . . . Chưa ý thức sâu sắc pháp môn “Hiện pháp lạc trú”.

7175

Một Phật tử đến từ Hà Nội đặc vấn đề: Con nhận thấy năng lượng tu tập của đại chúng rất lớn, cảm nhận được niềm  an vui tự nội nhưng không biết làm sao để “mời cho được” những người thân yêu trong gia đình về đây tham dự để thấy được sự giá trị của việc tu tập này để chuyển hoá tâm ý của mình?

Trả lời: Giữa các hành giả về đây cộng tu có sự tương tác lớn về năng lượng. Mỗi người dự tu vừa tạo được năng lượng an lành cho mình nhưng đồng thời cũng tỏa năng lượng lành ấy đến hội chúng. Đó gọi là “cộng hưởng năng lượng”.

Ta có thể giúp người thân mình về dự tu bằng cách: 1. Chính tự thân ta phải chuyển hoá những tâm hành xấu nơi mình. Ngày nào tâm ta đầy dẫy bực dọc, sân giận, khổ đau, càng đi chùa càng trở nên dễ thương, hiền hậu, ôn hoà, bao dung, tha thứ ... Đó là “lời mời gọi” hữu hiệu nhất khuyến khích người thân dự tu. 2/ Hãy thực tập phép quán “rãi tâm từ” nhằm gửi năng lượng đến người thân của mình thay vì cầu nguyện “Phật ơi! giúp mẹ, cha, chồng, con ... của con đi tu với”. 3/ Một phương pháp. Mang tính “ngoài lề” để khuyến khích người thân dự tu là “nhờ” chở đi chùa, đi từ  thiện . . . rồi dần dần người thân có cảm nhận và hiểu được giáo pháp. Một người khi đã hiểu rồi thì sẽ tin còn không hiểu thì không tin là lẽ thường. Ép buộc, ra lệnh người thân phải đi Chùa là không nên, thậm chí phản tác dụng. Điều quan trọng nhất là sự chuyển hoá nơi chính mình, hãy xông ướp thân tâm bằng chất liệu giáo pháp, từ đó có cách ứng xử như pháp. Đấy chính là cách tốt nhất tạo lòng tin cho những người thân của mình đến với đạo.

7370

Mỗi người sống có tỉnh thức chính là một ngọn đèn thắp lên trong gia đình và môi trường xung quanh

Một Phật tử đến từ Hải Phòng:

Bạn con biết con đi chùa nên nhờ con cầu bình an cho bạn ấy, có được không, có hiệu quả không?

Trả lời: Chúng ta hay có xu hướng đến Chùa cầu này cầu kia, phó thác cuộc đời mình qua những hình thức cúng kính lễ nghi... Cầu bình an là việc có thể làm được ngay trong giây phút hiện tại thông qua các pháp hành: tụng kinh, thiền tọa, thiền hành. Công đức tăng trưởng từ những việc làm có chánh niệm, có ý thức. Trong khi ngồi thiền, thân tâm lắng động quay về với giây phút hiện tại, bình an có mặt. Chính nguồn năng lượng thánh thiện này làm cho mình hạnh phúc. Từ nguồn năng lượng bình an này, ta có thể chuyển tâm hướng tâm đến bạn mình, đến người thân, đến những nơi ta cần gửi năng lượng, nơi đó có thể tiếp xúc được năng lượng gửi gắm của ta. Cố Nhiên số còn tuỳ thuộc ở phước báu và niềm tin nơi cả người gửi và người nhận.

7279

Hỏi: Chúng con khi nay niệm Phật, giờ chuyển sang tu thiền như vậy có bị khập khểnh, chống trái gì không?

 Trả lời chúng ta vốn dĩ đặt để đây là Thiền, kia là Tịnh... để rồi chấp chặt vào Pháp môn này kia. Phải hiểu rằng, các pháp môn chỉ là phương tiện, đích đến mới là cứu cánh. Bày ra các loại bánh nào là bánh canh, bánh ướt, bánh đa, bánh đúc, bún chả, bún riêu ... nhưng tất cả đều là gạo cả.  Nói đến Thiền là nói đến “Định”, nói đến Tịnh là nói đến “Nhất tâm”. Tịnh độ tông không ai khác là do các thiền sư phương tiện chế ra để tu, cốt vẫn là giữ tâm vắng lặng, hoặc bằng hơi thở hoặc danh hiệu Phật. Ngày vía Đức A Di Đà - 17/11, đó chính là sinh nhật của Thiền Sư Vĩnh Minh - Diên Thọ, thế kỷ thứ 10.

Sidattha năm xưa ngồi dưới cội bồ đề nhờ thiền định mà thành Phật. Vậy thì thiền là cốt lõi của đạo Phật, nhưng  thiền không chỉ là ngồi yên mà là đi đứng nằm ngồi trong sự chánh niệm, trong tỉnh thức. Các phương pháp được chế ra để tuỳ căn cơ chúng sanh mà ứng dụng tu tập nhưng chung quy vẫn là an lạc, giải thoát. Kinh A Di Đà đề cập đến yếu tố tới trọng của niệm Phật là “nhất tâm bất loạn". Đây chính là yếu tố chánh niệm, chánh định trong Thiền vậy.

Khép lại giờ tham vấn, Thầy Thích Tâm Quán đã đúc kết một số ý rất ý nghĩa:

  • Trước giờ niệm Phật giờ tu thiền có phải là đi ngược  tông chỉ không? Câu trả lời là không. Bao nhiêu năm nay, nhiều khoá tu được tổ chức, Phật tử chỉ nghĩ lúc tụng kinh, niệm Phật mới tu, còn lại là ... nhao nhao, không kiểm soát được thân, tâm. Giờ tu pháp thiền chánh niệm giúp hành giả sư thức mọi lúc, mọi nơi thân khẩu ý đều phải tịnh, phải chánh niệm trong từng bước chân, từng ánh nhìn, ăn biết mình ăn, nói biết mình nói . . . Đó là tỉnh thức, là tu. 
  • Thiền chánh niệm đã được Đức Thế Tôn sống như vậy và dạy các thánh đệ tử sống như vậy. Chúng ta hôm nay thực tập chánh niệm chính là sống như Đức Thế Tôn và tăng đoàn của ngài. 

Trước khi kết thúc khoá tu, quí thầy hướng dẫn hành giả thiền hành một vòng, sau đó hướng lên chánh điện lễ Tam Bảo.

Khoá Thiền chánh niệm lần đầu tiên tổ chức tại Diên Quang đem lại một sinh khí mới trong sự tu tập của hơn 400 thiền sinh. Ai nấy đều hoan hỷ trước khi ra về. Hành giả tham dự không chỉ o Hà Nội, Bắc Ninh mà  cả hàng chục tỉnh đổ về kể cả một số tỉnh thuộc Đông Bắc và Tây Bắc.

Ý Thức, Nguyen Cuong

Tin Tức Liên Quan