Pháp Thoại “Sống Chánh Niệm” Trong Khoá Tu Thiền Tại Chùa Diên Quang - Bắc Ninh

3/07/2018 11:41
Sáng ngày 1/7/2018 (18/5/Mậu tuất) Thầy Viện chủ Thích Trí Chơn đã có pháp thoại và hướng dẫn thiền tập cho hơn 400 Thiền sinh tại chùa Diên Quang, Bắc Ninh theo thỉnh nguyện của Thầy trụ trì Thích Tâm Quán.

Diên Quang là một ngôi chùa không xa lạ đối với Phật tử các tỉnh Miền Bắc. Nơi đây từ nhiều năm qua đã  tổ chức nhiều khoá tu mà Phật tử tựu về lên đến nhiều ngàn người. Song Thầy trụ trì vẫn mong muốn tổ chức khoá tu thực tập thiền chánh niệm nhằm giúp hành giả quay về chăm sóc nội tâm mình.

Giờ khai khoá, Thầy Quảng Thức, Sư Cô Vĩ Nghiêm đã hướng dẫn thiền sinh thực tập các pháp căn bản về uy nghi như nghe chuông, ngồi thiền, đi thiền, ăn cơm chánh niệm....

3 111

Sau buổi hướng dẫn tổng quát, Thầy Viện chủ đã có mặt tại giảng đường chia sẻ pháp thoại với hành giả về tham dự.

Mở đầu thời pháp, thầy lấy ví dụ về việc chùa Diên Quang vừa xây dựng xong. Thầy nói: “Chùa được xây dựng là nhờ kiến trúc sư, kỹ sư, thợ hồ, thợ mộc ... nhưng đội ngũ thợ xây dựng bằng tay chưa đủ mà còn phải đặt tâm vào trong việc làm. Và hơn hết, việc xây dựng kia đều xuất phát từ tâm của người trụ trì. Nếu trụ trì không khởi tâm thì chùa không có mặt. Nếu Thầy trụ trì là một doanh nhân thì nơi đây sẽ là một siêu thị, nhà máy; nếu thầy là một nghệ sĩ,nhạc sĩ thì có khi nơi đây sẽ là một nhà hát. Vậy nên Đức Thế Tôn dạy "Vạn pháp duy tâm tạo" là thế.

45

Ngay như chúng ta ở trong chùa mà không để tâm thì cũng sẽ không thấy chùa hoặc thấy hời hợt. Thấy sâu sắc trong từng sự vật, hiện tượng đó là cái thấy có ý thức, thấy chánh niệm.

Chánh niệm là gì? Niệm là nhớ nghĩ, chánh là chân chánh. Chánh niệm là niệm chân chánh tức là đem tâm của mình an trú trong thực tại, ngay bây giờ và ở đây. Hành giả có người thân ngồi đây nhưng tâm đã rong ruổi nơi khác; lo về những chuyện quá khứ, nghĩ mông lung về tương lai, không cảm nhận được thực tại. Con người đã đầu tư quá nhiều vào những lo toan, bộn bề, công danh, sự nghiệp mà quên đi sự chăm sóc tâm thức của mình. Tâm thức con người gần như toàn những dự án này, kế hoạch kia cho tương lai, mà tương lai thì lại chưa đến, chỉ có thể sống trong hiện tại ngay bây giờ và ở đây thì mới là hạnh phúc đích thực.

Nhiều Phật tử tụng kinh lễ Phật mỗi ngày nhưng chỉ tụng miệng mà không để tâm đến câu chữ, để hiểu ý kinh. Đôi khi nghĩ đơn giản “Tu” chỉ là lúc tụng kinh, cởi chiếc áo tràng ra là tập khí củ đâu lại về đó. Ý thức thực tại chính là thắp lên ngọn đèn tỉnh thức trong tâm mình. Hạnh phúc đích thực chỉ có mặt khi ta sống tỉnh thức.

Chánh niệm là rõ biết hoàn cảnh, môi trường xung quanh. Hoàn cảnh có tác động đến ta và ta có tác động đến hoàn cảnh. Đây là tính tương tức của “tâm cảnh tương duyên”.

51

Thiền tập cần hiểu rõ hai sự thực tập căn bản là chỉ và quán. Chỉ là dừng lại các tâm lăng xăng, lao xao, vọng động bằng cách lấy hơi thở làm đối tượng quán chiếu. Bất cứ có một niệm nào khởi lên, hãy nhận diện rõ ràng về nó. Thiền chỉ giúp chúng ta dừng lại mọi ý niệm trong tâm để trở về với giây phút hiện tại. Thiền quán là một sự thực tập sâu sắc hơn, một bước tiến cho sự thiền tập. Nhìn một đoá hoa ta phải thấy rõ những yếu tố không phải hoa tạo nên đóa hoa như mặt trời, mặt trăng, dòng sông, công người làm vườn; nhìn vào đóa hoa thấy luôn cả sự có mặt của ta trong đó nữa. Đó mới là cái thấy đích thực. Hành giả thực tập tốt sẽ thấy trong "chỉ" có "quán” và ngược lại.

Trong khi thiền tập nên có những tâm hành như lo lắng, âu sầu, bất an, giao động khởi lên hãy hãy bắt ngay lấy nó quán niệm với hơi thở vào ra và miệng mĩm cười nhận diện,  chuyển hoá nó. 

Chánh niệm là ý thức về những tư duy của mình; tội phước,   đau khổ, hạnh phúc, công đức cũng từ nơi đây mà sinh.

Quảng Thức

Một số hình ảnh trong khóa tu:

16221

35

37394917 15156575864

6966

Tin Tức Liên Quan