Thầy nói, mỗi người đều có căn nhà cho riêng mình nhưng căn nhà thực sự của chúng ta, căn nhà chung của mọi người chính là Trái đất, nên việc chung tay bảo vệ môi trường là việc làm cần thiết, đó là bảo vệ cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi đất nước và thế hệ con cháu mai sau.
Môi trường là một trạng thái sinh học tự nhiên gồm cây cỏ, hoa lá, chim
muông núi rừng, trong đó con người và môi trường là một thể thống nhất. Chỉ cần
một sự mất cân bằng xảy ra thì sẽ có những yếu tố tiêu cực. Hiện nay có một số
ô nhiễm như ô nhiễm đất do những hóa chất mà con người thải ra lâu dần ngấm vào
lòng đất hay do khai thác thiên nhiên khoáng sản quá đà; bên cạnh đó, nước là
nguồn không thể thiếu đối với mỗi con người, và hiện nay nguồn nước cũng đang bị
ô nhiễm đến mức báo động.
Sống trên cuộc đời, mỗi người trong chúng ta thọ rất nhiều ơn mà có thể do
vô tình ta không để ý như ơn đất, ơn nước, ơn không khí, tuy nhiên hiện nay
không khí lại là một trong những vấn đề bị nhiễm độc nghiêm trọng. Ngoài những
ô nhiễm trên, chúng ta còn bị ô nhiễm ánh sáng, ô nhiễm âm thanh, ô nhiễm sóng
từ,...
Trước vấn nạn ô nhiễm môi trường, trách nhiệm của mỗi người không chỉ với gia đình, xã hội mà còn với cả Trái đất này. Chiêm nghiệm lại cuộc sống, chúng ta chăm lo cho gia đình, chăm lo cho bản thân nhưng nếu chúng ta không biết chăm lo cho môi trường thì đến một lúc nào đó chúng ta sẽ chật vật và con cháu mai sau của chúng ta sẽ bị gánh chịu hậu quả rất nghiêm trọng.
Là người Phật tử, ta nên thực hành ăn chay là đã góp phần bảo vệ môi trường,
Thầy giải thích để có được nguồn thịt cung cấp cho con người sử dụng thì phải tốn
rất nhiều diện tích đất phục vụ cho chăn nuôi. Hiện nay, một phần ba diện tích
đất toàn cầu là dùng cho chăn nuôi và dùng để trồng trọt cho chăn nuôi, người
ta cũng ước tính cứ trồng 18kg lúa mì mới được 1kg thịt, trong khi đó 1kg lúa
mì chỉ tốn 30l nước nhưng 1kg thịt thì tốn 1000 - 3000l nước. Từ lúc nuôi đến
lúc có 1kg thịt để trên bàn thì chúng ta tàn phá 30m2 môi trường.
Việc ăn uống thứ nhất là cung cấp một lượng thực phẩm nuôi sống cơ thể, các nhà khoa học chỉ khuyến khích chúng ta ăn uống làm sao để đủ lượng chất dinh dưỡng trong một ngày và rau củ đã có thể làm tốt được vấn đề này mà không cần phải dùng đến sinh mạng của bất kì loài sinh vật nào. Khi chúng ta đưa thức ăn vào cơ thể thứ nhất là để nuôi dưỡng tấm thân và thứ hai chính là liều thuốc tâm, vậy nên ta chỉ ăn những gì mà có thể hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường, đến xã hội. Hiện nay, có một bộ phận dân số định hình một định kiến hết sức méo mó là phải ăn những con vật quý hiếm mới thể hiện được đẳng cấp, mới khoẻ mạnh cường tráng và có cầu sẽ có cung, từ đó tìm những con thú quý hiếm mà tàn sát hết sức nhẫn tâm nhằm phục vụ cho nhu cầu ăn uống của con người.
Chúng ta cần phải đảm bảo được môi trường sinh thái ổn định như con người
phải sống hoà hợp với cành cây, với chiếc lá, với muôn thú, với thiên nhiên đất
trời. Trong kinh Từ bi, Đức Phật dạy, là người sống phải có chất từ phải có chất
bi, có nghĩa là sống trước hết hãy thương yêu chính mình, hãy chiêm nghiệm lại
xem chúng ta đã thực sự thương yêu chính mình chưa, thương mình thì phải nuôi
thân bằng tâm từ bi và nhờ có tâm từ bi chúng ta sẽ thương những người xung
quanh, thương những người mình biết và những người chưa quen biết, thương những
người thương mình và những người ghét mình hay thậm chí là thương những người
thù hận mình và thương cả vạn loại chúng sanh.
Đức Phật còn dạy chúng ta phải thương không khí, thương non sông, thương đất
nước, thương trời mây, non nước, thương tất cả những đối tượng hữu tình và vô
tình, tâm từ bi của con người giống như người mẹ thương đứa con duy nhất trong
vòng tay của mình và ai ai cũng có tình thương như vậy thì Tịnh độ là đây, Niết
bàn là đây, cực lạc là đây. Chỉ cần khởi tâm thương yêu, không có oan trái với
mọi loài chúng sinh thì chúng ta không còn khổ thân, khổ tâm và thân tâm được
an lạc.
Ngọc Ánh
Một số hình ảnh ghi nhận khác:
Tin Tức Liên Quan
- Thời khóa ôn tụng 5 giới, sinh hoạt thiền ca | Khóa tu Sống Tỉnh Thức lần thứ 80 (24/04/2024 10:44)
- Tọa thiền tĩnh tâm và thong dong thiền hành I Khóa tu Sống Tỉnh Thức lần thứ 80 (24/04/2024 10:44)
- Gia đình pháp đàm I Khóa tu Sống Tỉnh Thức lần thứ 79 (18/03/2024 10:31)
- Pháp thoại "Pháp vốn dung thông" trong khoá tu Sống tỉnh thức lần thứ 79 (18/03/2024 9:58)
- Thời khóa ôn tụng năm giới I Khóa tu Sống Tỉnh Thức lần thứ 79 (18/03/2024 9:54)
- Ngồi thiền và Thiền hành I Khóa tu Sống Tỉnh Thức lần thứ 79 (18/03/2024 9:44)
- Lịch Khoá tu Sống Tỉnh Thức năm Giáp Thìn 2024 tại Tu viện Khánh An ( 8/02/2024 8:10)
- Tổng kết nhìn lại một năm tu học trong khóa tu Sống Tỉnh Thức lần thứ 78 (28/01/2024 4:10)
- Thời khóa: Ôn tụng năm giới, dùng cơm chánh niệm | Khóa tu Sống Tỉnh Thức lần thứ 78 (28/01/2024 4:05)
- Khóa tu Sống Tỉnh Thức lần thứ 78 với pháp thoại với "Ăn sao để có Tết" (22/01/2024 6:36)