Chị Lê Thị Kim Huyền (PD Ngọc Anh) mong nhận được sự chia
sẽ từ Thầy viện chủ về phận làm con phải làm thề nào khi người bố luôn nhậu
nhẹt, không có sự truyền thông và đánh mất hạnh phúc gia đình? Trong trường hợp
này, thầy khuyên chúng ta nên tập quán chiếu, nhìn sâu vào sự việc để có thể
cảm thông và bao dung được người thân của mình. Mình phải thương được bố của
mình rằng, trước hết là vì thiếu nhận thức về tác hại của việc uống rượu bia,
làm thiêu đốt lá gan, buồng phổi, làm lu mờ tâm trí và đánh mất nhân cách của
mình. Thiếu may mắn thứ hai là bố mình không hiểu đạo, không thấy được nhân quả
nghiệp báo, phải trái, đúng sai. Thiếu may mắn thứ ba là bố đã không thấy được
tấm thân này là của cha, của mẹ, của tiên tổ ông bà. Ai trong chúng ta cũng nợ
ân đức của cha mẹ, nợ ân đức của quê hương tổ quốc, giang sơn. Phận làm con,
đặc biệt là người hiểu đạo, ta phải nên hành xử cho đúng tinh thần Phật dạy,
phải giữ gìn cho được gia phong lễ giáo của dân tộc Việt Nam. Ta phải biết hành
xử cho thật khôn ngoan, hãy để những lúc bố thật vui, thật tỉnh táo, đến bên
cạnh và nhìn vào đôi mắt hao gầy của bố, nắm lấy bàn tay để trao gửi tất cả
tình thương. Sẽ không có ông bố nào không cảm nhận được làn sóng của tình
thương nếu đó xuất phát từ tấm lòng của một người con thảo. Không cần ta phải nói
gì, nhưng tình thương của ta dần dần sẽ cảm hóa được lòng từ nơi bố. Cuối cùng
thầy khuyên, chúng ta nên học cách tỉnh tâm, có thể là ngồi trước bàn thờ Phật,
thở những hơi thở bình an và gửi năng lượng bình an ấy đến bố, đến mẹ. Cầu mong
thân tâm bố mẹ được mạnh khỏe, bình an và quán chiếu để thấy được rằng bố mẹ
luôn có mặt trong từng tế bào cơ thể mình để nuôi lớn niềm biết ơn đối với cha
mẹ. Tình thương sẽ giống như những giọt nước được tưới mát trên mãnh đất khô
cằn.
Cô Phạm Thị Hòa đến từ Hà Nội, đây là lần thứ hai cô trở
về tu viện, cô đã bày tỏ niềm xúc động và lòng biết ơn sâu sắc đến với thầy
viện chủ và tăng thân trong những ngày cô có mặt nơi đây. Cô cũng có câu hỏi
đặt ra là người Phật tử phải làm thế nào để bào hiếu mẹ cha theo đúng tinh thần
Phật dạy? Thầy nói, còn cha còn mẹ là một phước đức lớn trên đời để chúng ta có
cơ hội được tận hưởng phước báu khi được cung phụng mẹ cha. Ý nghĩ về cung
phụng mẹ cha là một trách nhiệm hay bổn phận chỉ dành cho những kẻ sơ cơ. Là
người con Phật ta phải hiểu cho thật thấu đáo về một trong những phước đức lớn
nhất như trong kinh đã nói đó là được cung phụng mẹ cha. Đức Phật dạy, cung
phụng mẹ cha về vật chất, thuốc than chỉ là chăm sóc về thân, ta còn phải biết
chăm sóc về tâm cho cha mẹ, đó là mang giáo pháp vào trong lòng cha mẹ, đó là
tài sản quý nhất mà cha mẹ có thể mang theo lúc tuổi về già. Là người con Phật,
ta không những chỉ báo ơn cho cha mẹ ở đời kiếp này mà còn phải báo ơn cho cha
mẹ ở nhiều đời nhiều kiếp. Đức Phật còn dạy, trong vạn vạn kiếp luân hồi, ai ai
cũng từng là cha là mẹ, là người thân của chúng ta. Hãy hiểu được như vậy, hãy
mở rộng trái tim như vậy để thấy được rằng đâu đâu cũng là thân bằng quyến
thuộc, để ta có thể bày tỏ được sự hiếu kính đối với cha mẹ hiện tiền và với cả
vạn vật muôn loài. Nếu ta biết nhìn đời bằng cặp mắt yêu thương, từ bi hỷ xả
thì ta sẽ có được hạnh phúc đích thực.
Thêm một người con hiếu hạnh, Chị Lê Xuyến (PD Diệu
Hương) từ Quảng Ngãi đến tham dự khóa tu để được giải đáp thắc mắc cho tình
trạng sức khỏe của bố đang bị ung thư giai đoạn cuối. Chị muốn thầy chia sẽ làm
sao để giúp bố giảm bớt đi phần đau đớn vào lúc cuối đời. Thầy có lời khuyên
đến chị, hãy ngồi với bố, giúp bố thực tập và quán chiếu về thân, nhận diện và
chấp nhận cơn đau để thấy được rằng xác thân này vô thường, không phải là tôi,
thân này không thuộc về tôi, cơn đau này không phải là tôi, tôi không lệ thuộc
vào cơn đau này, nó chỉ là một cảm xúc. Khi một cơn đau trổi lên, ta chỉ cần
hít vào thở ra, nhận diện có một cơn đau trổi lên mà “không có người đau”. Thực
tập gửi năng lượng tình thương đến vùng đau nhứt mà không phải là oán trách,
kêu rêu. Thầy cũng khuyên chị hãy nên trân quý những tháng ngày còn được bên
cạnh bố, trao yêu thương nhiều hơn đến bố và hãy luôn tích cực lạc quan để gửi
sự bình an đến bố mình. Có vậy, tuy cái đau của thể sát có thể không vơi đi
nhưng sự an lạc của nội tâm thì hoàn toàn có thể.
Kết thúc buổi tham vấn trong khóa tu Sống Tỉnh Thức vào
dịp mùa Vu Lan, đã nuôi dưỡng biết bao tâm hồn của những người con hiếu hạnh
thông qua những câu hỏi vô cùng ý nghĩa được một số phật tử đặt ra. Cuối lời
thầy viện chủ nhắn gửi đến đại chúng hãy biết nhớ ơn đến tiên tổ ông bà và đền
ơn sao cho xứng đáng bằng chính tuệ giác của mình.
Tin: Tâm Minh Tuệ, Ảnh: Trung Lưu
Một số hình ảnh ghi nhận được:
Tin Tức Liên Quan
- Pháp thoại “Hải đảo tự thân” trong khoá tu Sống Tỉnh Thức lần thứ 40. (12/08/2019 2:29)
- Giờ tham vấn khóa tu “Sống tỉnh thức” lần thứ 39 (15/07/2019 4:16)
- Pháp thoại “Thấy biết như thật” trong khóa tu Sống Tỉnh Thức lần thứ 39 (15/07/2019 3:55)
- KHÓA TU “SỐNG TỈNH THỨC” LẦN THỨ 37 (18/06/2019 10:25)
- Khóa tu Sống tỉnh thức lần thứ 38 với Pháp thoại Phật Độ Ai (18/06/2019 10:12)
- Giờ tham vấn khóa tu Sống tỉnh thức lần thứ 38 (18/06/2019 9:52)
- Giờ tham vấn khóa tu Sống tỉnh thức lần thứ 38 (17/06/2019 3:35)
- Khóa tu Sống tỉnh thức lần thứ 38 với Pháp thoại Phật Độ Ai (17/06/2019 3:19)
- KHÓA TU "SỐNG TỈNH THỨC" LẦN THỨ 37 (13/05/2019 10:11)
- Giờ Tham vấn Khoá tu Sống Tỉnh thức 36 (16/04/2019 2:11)