Thầy nói, người muốn có tự do đích thực thì cuộc sống phải được xây dựng trên nền tảng năm nguyên tắc.
Dù có sống ở quốc độ nào thì tất cả các nguyên tắc đạo đức trên cũng đều giúp con người có được cuộc sống tự do, hòa bình. Giới pháp không phải là sự trói buộc mà lại yểm trợ cho ta có được cuộc sống tự do. Tự do khác với tự tiện. Một người sống biết tôn trọng các quy ước xã hội là người có tự do. Sự tự do của mình không làm ảnh hưởng đến người khác mới là sự tự do đích thực.
Trong cuộc sống, con người dù là ở bất kì nơi nào, không phân biệt tôn giáo, màu da, giới tính. . . ai cũng mong muốn có được sự bình đẳng, tự do. Người đệ tử Phật, tuân thủ năm nguyên tắc đạo đức căn bản là người sống có tự do mà không sợ bất cứ cái gì trói buộc . Đó là:
1. Tôn trọng sự sống
2. Tôn trọng tài vật
3. Tôn trọng hạnh phúc, nhân phẩm của mỗi người
4. Tôn trọng sự thật, không nói dối.
5. Tôn trọng trí tuệ, không sử dụng những chất gây nghiện.
Năm nguyên tắc này là những điều được Đức Phật khuyến cáo, nhắc nhở để chúng ta tu tập. Nếu ai cũng biết thực hiện những điều này không chỉ giúp cho cuộc sống của người ấy mà toàn thể xã hội luôn được bình yên, hạnh phúc.
Giới thứ nhất: Tôn trọng sự sống. Trong tất cả các nguyên tắc thì tôn trọng sự sống được Đức Phật đặt lên hàng đầu. Bởi lẽ, đã là loài hữu tình, sinh ra trên cõi đời này thì ai cũng mong muốn được sống. Chúng sinh nghiệp báo khác nhau, lẽ sống luôn tương đồng, ta ham sống sợ chết thì các con vật cũng thế. Không chỉ con vật mà ngay cả cây cỏ, hoa lá cũng cần được sống. Thiên nhiên, cây cỏ thực sự có tâm hồn, có sinh mệnh. Tôn trọng từng cành cây, ngọn cỏ, nâng niu sự sống của thiên nhiên giúp ta trưởng dưỡng lòng từ, lòng yêu thương đến vạn loại chúng sinh.
Đức Phật dạy con người không chỉ sống nhân văn - đối xử đẹp với con người – mà còn phải sống chúng sinh văn – đối xử đẹp với cả con vật, cây cối, môi trường. Lời dạy của Ngài giúp con người nâng cao nhân cách, mở rộng trái tim. Nếu chúng ta hiểu được một cách sâu sắc bản chất tương tức, nghĩa là
tất cả mọi loài
trên Trái đất này
nương nhau mà có mặt, chúng
ta sẽ thôi
không còn trách móc, cãi vã, và giết hại,
chúng
ta sẽ trở nên
bè bạn với tất cả mọi loài,
mọi người. Nuôi dưỡng hoà bình từ sâu bên trong tâm thức sẽ mang lại hoà bình cho xã hội.
Giới thứ ba: Giữ gìn tiết hạnh. Không chạm đến hạnh phúc của người khác. Tình thương đích thực phải có sự kính trọng, quan tâm và thương yêu lớn. Tham muốn không phải là tình thương. Thương là một cái gì thiên về trách nhiệm. Trong tình thương có sự quan tâm chăm sóc, chấp nhận người kia như là chính họ, với những điểm mạnh và yếu kém của người đó. Nếu ta chỉ thích những gì tốt đẹp nhất nơi người đó thì đó không phải là tình thương. Ta phải chấp nhận những yếu kém của người kia và mang sự kiên nhẫn, hiểu biết, và năng lượng của mình để giúp người kia chuyển hoá. Tôn trọng người khác cũng chính là tôn trọng chính mình. Hạnh phúc gia đình chính là tài sản quý giá nhất thế nên hãy sống trước sau một lòng với người bạn đời, biết săn sóc cho nhau, trông nom con cái với sự bình tĩnh, dịu dàng, quan tâm, thì gia đình ấy sẽ bình yên, xã hội sẽ an ổn.
Giời thứ tư: Tôn trọng lẽ thật. Đức Phật dạy con người đừng nói lưỡi đôi chiều, phóng đại hay thu hẹp sự thật, không nói bóng gió, nói những lời đường mật để phục vụ cho lợi ích của chính mình. Hãy thận trọng từ những cái nhỏ nhất để tránh các va chạm ảnh hưởng đến hạnh phúc. Lời nói cũng chính là chất liệu nuôi dưỡng hạnh phúc, là những hạt giống gieo vào trong tâm thức, nếu ta gieo hạt tốt sẽ có hoa trái tốt, ta gieo hạt xấu hoa quả sẽ không có cơ hỗi nảy mầm. Rất nhiều khổ đau đã được sinh ra từ lời nói thiếu chánh niệm, và từ sự không biết lắng nghe; vì thế hãy thực tập lời nói chánh niệm, từ ái, và lắng nghe sâu. Lắng nghe để hiểu, lắng nghe để thương, lắng nghe để kết nối con tim lại với nhau.
Giới thứ năm: Gìn giữ thân tâm. Trong đời sống hiện đại, người ta nghĩ rằng thân thể mình là của mình, và mình có thể làm bất kì điều gì với nó. Thế nhưng quán chiếu để thấy rằng chúng ta là sự tiếp nối của cha mẹ và tổ tiên mình. Khi ta tiếp xúc sâu sắc với giây phút hiện tại, ta có thể thấy tất cả tổ tiên và tất cả các thế hệ tương lai đều có mặt trong ta. Thấy điều này, ta sẽ biết mình phải làm gì và không làm gì – cho mình, cho tổ tiên, và cho con cháu. Đừng để những chất độc (Ma túy, rượu, bia, các chất gây nghiện) hủy hoại thân thể, tâm trí và các tế bào sống của chúng ta.. Chính các chất này sẽ làm tê liệt thân thể. Thận trọng trong việc tiêu thụ để tâm trí không bị lu mờ, thân thể không bị hủy hoại. Lựa chọn thức ăn để nuôi dưỡng tâm giúp con người có cuộc sống tốt đẹp. Nếu chúng ta lành mạnh, thì ai cũng lợi lạc cả - không phải chỉ trong xã hội loài người, mà cả trong xã hội cỏ cây, cầm thú, và đất đá.
Hiểu lời Phật dạy giúp ta biết cách nuôi thân, dưỡng tâm mang lại cuộc sống tốt đẹp không chỉ đời này mà còn nhiều đời sau nữa.
Ngọc Ánh
Tin Tức Liên Quan
- Pháp thoại “Chuyển hoá hận thù” tại Thiền viện Thanh Từ Philadelphia (14/09/2019 7:20)
- Pháp thoại “Thiết Lập Nền Tảng Đạo Đức” tại chùa Trúc Lâm Chicargo. (11/09/2019 10:27)
- Pháp thoại “Nuôi dưỡng tâm thiện lành” tại Tịnh xá Hương Thiền (Virginia, Hoa Kỳ) ( 8/09/2019 6:01)
- Pháp thoại "Nắm lấy hiện tại" tại tu viện Thiền Lâm, Colorado - Hoa Kỳ ( 7/09/2019 11:44)
- Pháp thoại “Tuệ quán về khổ đau” tại hội trường Hoover, Alabama, Hoa Kỳ ( 5/09/2019 10:05)
- Ba pháp thoại tại hai bang Florida và Houston của thầy Trí Chơn ( 4/09/2019 10:37)
- Đại lễ Vu lan - Báo hiếu muộn tại chùa Giác Minh Cộng hòa Séc ( 3/09/2019 8:48)
- Vu Lan tại Phật đường Dresden, Đức Quốc ( 1/09/2019 9:30)
- Pháp thoại “Hạnh lắng nghe của Bồ Tát Quán Thế Âm” tại Ni viện Quan Âm, Margate, Florida (31/08/2019 9:29)
- Pháp thoại tại tu viện Hương Hải, Miami, Florida (30/08/2019 9:03)