Pháp thoại “Nay Là Hạt Châu” trong khoá tu Sống Tỉnh Thức lần thứ 18

28/08/2017 10:38
Sáng ngày 27/8/2017, tại Pháp Đường Chánh Niệm – Tu viện Khánh an, với hơn 200 tu sinh có mặt trong hội chúng, Thầy viện chủ đã hoan hỷ có thời pháp chia sẻ những nội dung Phật học, tinh thần của lời Phật dạy qua nội dung đoạn thơ đầu tiên trong tác phẩm lục bát thi truyện “Đoạn trường vô thanh” của nhà thơ Phạm Thiên Thư – vốn được xem là “Thúy Kiều hậu truyện” của nền văn học đương đại. Nhận thấy tính Phật lý sâu sắc trong đoạn thơ, Thầy đã tận tâm giảng giải cho hội chúng như là một phương tiện giáo pháp để thực hành trong đời sống.

Nội dung đoạn thơ được Thầy chia sẻ:

“Lòng như bát ngát mây xanh

Thân như sương tụ trên cành Đông mai

Cuộc đời - chớp loé, mưa bay

Càng đi, càng thấy dặm dài nỗi không

Thân Tâm Bệnh - nghiệp trần hồng

Lênh đênh trầm nguyệt, bềnh bồng phù vân

Giam trong Tài, Mệnh, Giả, Chân

Trăm năm hồ dễ một lần bay cao

Đau lòng chuốt tiếng đàn nao

Năm cung nước chảy lại chao phận mình

Đời Kiều trải mấy nhục vinh

Ngã, Nhân đã vượt, thế tình đã qua

Đoạn Trường sổ gói tên Hoa

Xưa là Giọt Lệ - nay là Hạt Châu”

Hai câu đầu được Thầy giải thích với cái nhìn Phật học:

DSC 0552

“Lòng như bát ngát mây xanh” đại ý nói đến cái tâm bát ngát, không ngằn mé, cái tâm với thể tánh trong sáng vốn có của chúng sanh, nhà Phật gọi đó là “vô lượng tâm”.

“Thân như sương tụ trên cành đông mai”, cái tâm thì vô lượng như vậy; song, cái tâm thì hữu hạn, mong manh quá, thân như sương tụ thoáng chốc là rơi rụng, đại ý câu thơ này chẳng khác gì lời Phật dạy trong kinh Kim Cang “Phàm cái gì có tướng đều là hư dối” và được nói rõ hơn trong bài kệ “ nhất thiết hữu vi Pháp, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điện, ưng tác như thị quán”. Từ tinh thần đó cho nên mới nói: “Cuộc đời – chớp lóe mây bay/ Càng đi càng thấy dặm dài nỗi không”.

“Thân Tâm Bệnh - nghiệp trần hồng/ Lênh đênh trầm nguyệt, bềnh bồng phù vân/ Giam trong Tài, Mệnh, Giả, Chân/Trăm năm hồ dễ một lần bay cao”, ý tứ của đoạn thơ được Thầy làm sáng rõ qua đinh luật “nghiệp” của nhà Phật – Nghiệp là nhân tố hình thành cuộc sống và thế giới sống của mỗi chúng sanh. Đã là chúng sanh thì thân bệnh và tâm bệnh là một yếu tố khách quan của nghiệp, song chúng ta có thể chuyển đổi nó từ xấu thành tốt, từ bi thành lạc vì bản chất của nó là vô thường – các Pháp hữu vi là vô thường – Đức Phật đã tuyên giảng như vậy – chúng ta cũng nên thấy biết như vậy. Xưa nay, chúng ta giam mình trong tài – mệnh, giả - chân nên một đời khổ đau vì trói buộc, chẳng thể tự do, chẳng thể bay cao, không thấy được thật tánh các pháp.

DSC 0560

DSC 0587

Những câu thơ còn lại, được thầy mô tả như một bức tranh cuộc đời, với những gam màu sáng – tối của vinh – nhục, ngã – nhân, tất cả các chướng ngại đó, buộc lòng chúng ta phải vượt qua; Thầy ví như Kiều 15 năm lưu lạc, đọa đày thân tâm rồi cũng có ngày “bĩ cực thái lai”, đời người là một chuỗi bi, hoan, li, hợp, nếu chúng ta vượt qua nó thì thật như câu thơ nói: “Đoạn trường sổ gói tên hoa/ Xưa là giọt lệ nay là giọt châu”. Hình ảnh “Hạt châu” này thật là trân quý của đời người, Thầy ví như “ngọc trong chéo áo” của một gã cùng tử trong kinh Pháp Hoa, “Ngọc” này còn đại diện cho kho tàng Pháp bảo vô giá mà Đức Thế Tôn đã để lại cho đời, cho chúng sanh thọ hưởng.

Thầy kết thúc bài Pháp thoại mà chất thi vị vẫn còn hỷ hoan trong mỗi tu sinh.

Chương trình mọt ngày cộng tu cũng như thường lệ với các thơi khoá Ôn tụng Năm giới, Thiền hành, Ăn cơm trong chánh niệm, buông thư, và Thiền tọa. Đặc biệt trong giờ chiều, hội chúng được lắng nghe buổi thuyết trình của cô Doãn Cẩm Vân trình bày về nghệ thuật nấu chay, ăn chay và cách dinh dưỡng.

Trung Pháp, Trung Nhân

 Một số hình ảnh trong khóa tu:

DSC 0170

DSC 0171

DSC 0185DSC 0190DSC 0233DSC 0239DSC 0240DSC 0242DSC 0257DSC 0296DSC 0316DSC 0338DSC 0349

DSC 0357DSC 0372DSC 0376DSC 0395DSC 0399DSC 0417DSC 0431DSC 0436DSC 0449DSC 0465DSC 0491DSC 0503DSC 0509

DSC 0516

DSC 0616

DSC 0566

DSC 0569

 DSC 0553

DSC 0626DSC 0636DSC 0637DSC 0663DSC 0676DSC 0688

DSC 0716DSC 0719

DSC 0712

DSC 0725DSC 0737DSC 0744DSC 0748DSC 0844DSC 0852DSC 0869

 

Tin Tức Liên Quan